WHO kêu gọi thế giới chia sẻ vaccine ngừa COVID-19
Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước cần tiếp tục duy trì những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Reuters
Cảnh báo được người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra hôm 6/8. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng, các nước giàu sẽ có lợi nếu đảm bảo rằng, bất kỳ loại vaccine nào có thể được sản xuất để phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đều được chia sẻ cho toàn thế giới.
"Chủ nghĩa dân tộc vaccine là điều không tốt, không giúp ích cho chúng ta. Để thế giới hồi phục nhanh hơn, chúng ta phải hồi phục cùng nhau. Bởi đây là một thế giới toàn cầu hóa, các nền kinh tế đan xen nhau. Một phần của thế giới hoặc một số ít quốc gia không thể trở thành thiên đường an toàn và hồi phục" - ông Tedros nói.
Khi một loại vaccine ngừa COVID-19 đủ tiêu chuẩn được tung ra thị trường, nó sẽ vô cùng khan hiếm. Vậy mà ngay từ lúc này, khi khâu thử nghiệm còn chưa hoàn tất, các nước giàu đã nhanh tay đặt trước hơn 1 tỷ liều vaccine này.
Người tình nguyện ở Nam Phi được tiêm thử vaccine ngừa COVID-19 tại Bệnh viện Baragwanath ở TP Soweto. Ảnh: Reuters
Chính phủ Mỹ đã chi 2,1 tỷ USD để giành quyền ưu tiên đối với khoảng 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của 2 hãng dược Sanofi và GlaxoSmithKline. Mỹ cũng ký thỏa thuận trị giá 1,95 tỷ USD với hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) để cung cấp lên tới 600 triệu liều.
Tại Anh, 4 hợp đồng đặt trước vaccine phòng COVID-19 đã nhanh chóng được ký kết. Đó là thỏa thuận mua 60 triệu liều từ Sanofi và GlaxoSmithKline, 30 triệu liều từ BioNTech/Pfizer, 60 triệu liều từ Valneva và 100 triệu liều từ tập đoàn dược AstraZeneca với loại vaccine tiềm năng đang phát triển cùng Đại học Oxford.
Liên minh châu Âu cũng đạt được thỏa thuận với tập đoàn dược phẩm Sanofi của Pháp để có được 300 triệu liều vaccine ngừa COVID-19. Thỏa thuận này sẽ cho phép tất cả 27 nước thành viên EU mua được vaccine của Sanofi một khi sản phẩm được phép sản xuất đại trà.
Nhật Bản thì ký một hợp đồng với hãng dược Pfizer để có được 120 triệu liều tiêm, chậm nhất là cuối tháng 6/2021.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Hưng Hà: Khen thưởng 32 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyển quân năm 2025 17.04.2025 | 20:54 PM
- Trao học bổng “Học không bao giờ cùng” và biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2020 - 2025 17.04.2025 | 19:16 PM
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khoá XVII 17.04.2025 | 19:14 PM
- Tập huấn về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số 17.04.2025 | 18:46 PM
- Dự án "Yêu lắm Việt Nam": Mang lại nhiều trải nghiệm độc đáo cho du khách 17.04.2025 | 18:18 PM
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội 17.04.2025 | 18:10 PM
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed 17.04.2025 | 18:08 PM
- Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone 17.04.2025 | 18:08 PM
- Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ 17.04.2025 | 17:41 PM
- Lan tỏa tiếng Việt và hình ảnh Việt Nam hiện đại tới bạn bè Mỹ 17.04.2025 | 20:27 PM
Xem tin theo ngày
-
Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khoá XVII
- Tập huấn về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- UBND tỉnh: Làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) về phương án cấp khí LNG trên địa bàn tỉnh
- Giới thiệu cuốn sách “Đỗ Ngọc Quán - Người cộng sản trung kiên”
- Hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII