Oscar 2021: Số phim tài liệu nhiều kỷ lục
Đại diện các phim tài liệu đăng ký dự Oscar năm nay.
Năm nay là một năm đặc biệt đối với Oscar hay bất kỳ giải thưởng điện ảnh nào trên thế giới bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp. Đây là năm thứ 2 Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ (AMPAS) sử dụng Academy Screening Room (ASR), một nền tảng kỹ thuật số để các thành viên bình chọn có thể chiếu phim để xét giải thưởng, do tình hình dịch bệnh và lệnh giới nghiêm tại nhiều nước hiện nay. Năm nay cũng đánh dấu là năm cuối cùng mà các hãng phim và nhà sản xuất có thể gửi đĩa DVD đến cho các nhà bình chọn. Khi ngành công nghiệp giải trí vẫn còn tê liệt do đại dịch Covid–19, các thành viên của Viện Hàn lâm trong tất cả các khâu tổ chức vẫn tiếp tục vượt qua thời điểm khó khăn, làm việc từ xa và luôn cố gắng hoạt động minh bạch.
Vào ngày 22/12, Viện Hàn lâm đã tải lên 93 bộ phim tài liệu tiêu biểu trong danh sách đề cử, nâng tổng số tác phẩm đủ điều kiện lên 215, một con số kỷ lục mới, phá kỷ lục của năm 2017 là 170 phim. Năm ngoái Viện Hàn lâm công bố có 159 bộ phim đủ điều kiện cho giải thưởng Oscar. Con số này vẫn chưa dừng lại khi các nhà sản xuất vẫn tiếp tục tải phim lên ASR. Vào cuối tuần này, dự kiến sẽ có thêm 25 phim tài liệu nữa được các nhà sản xuất tải lên ASR, nâng tổng số sản phẩm mới lên khoảng 240 phim tài liệu để tranh tài cho buổi lễ năm nay. Để so sánh, vào năm 2019, tổng số phim đủ điều kiện tham dự tranh giải Phim hay nhất là 344. Năm nay gần như con số này có khả năng bị vượt qua, ngay cả khi các rạp chiếu phim gần như đóng cửa suốt năm.
Tháng 6/2020, Viện Hàn lâm đã bắt đầu chỉ định “Danh sách xem bắt buộc” đối với các thành viên bỏ phiếu cho phim tài liệu. Họ sẽ phải xem các phim trong danh sách này để bỏ phiếu vòng sơ tuyển, bắt đầu từ ngày 1-2. Danh sách xem bắt buộc này quy định ít nhất phải 15% các phim được các thành viên Viện Hàn lâm hạng mục phim tài liệu xem, để bảo đảm cho mỗi phim đều được lựa chọn một cách công bằng. Danh sách vẫn tiếp tục và được cập nhật cho các thành viên, với các bộ phim mới được chỉ định mỗi tháng, giúp cho các thành viên có đủ thời gian để xem. Dựa trên các phim đã có, mỗi thành viên sẽ được xem tối thiểu khoảng 36 trong số 240 bộ phim trước khi bỏ phiếu.
Sau khi kết thúc bỏ phiếu sơ bộ vào ngày 5/2, thì ngày 9/2, Viện Hàn lâm sẽ công bố danh sách ngắn ở một số hạng mục, để tiếp tục bỏ phiếu cho các đề cử Oscar từ ngày 5 đến 9/3. Danh sách ngắn và số lượng phim bao gồm: Phim tài liệu (15 phim), Phim tài liệu ngắn (10 phim), Phim nước ngoài (10 phim), Hóa trang (10 giải), Nhạc phim (15), Bài hát phim hay nhất (15), Phim hoạt hình ngắn (10), Phim ngắn (10) và Hiệu ứng hình ảnh (10).
Ban tuyển chọn phim tài liệu ra đời từ năm 1946 và hiện có khoảng 600 thành viên. Năm 1994, việc lựa chọn “Hoop Dreams” của Steve James gây thất vọng đã dẫn đến việc thay đổi quy tắc bỏ phiếu của Viện Hàn lâm. Cho đến nay, chỉ có sáu phim tài liệu được đề cử ngoài hạng mục Phim tài liệu. Và cũng mới chỉ có bài “I Neet to Wake up” của Melissa Etheridge giành giải Oscar ở hạng mục Bài hát phim hay nhất, cho bộ phim “An Inconvenient Truth”, phim có bảy đề cử và giành giải Oscar Phim tài liệu xuất sắc nhất.
Vào tháng 6/2009, Viện Hàn lâm Khoa học và Điện ảnh Mỹ đã công bố tăng gấp đôi số đề cử hạng mục Phim hay nhất lên 10 phim, đồng thời phim hoạt hình, phim tài liệu và phim nước ngoài cũng có thể góp mặt trong danh sách đề cử hạng mục Phim hay nhất này. Kể từ thời điểm đó, bộ phim “Up” và “Toy Story 3” đã được đưa vào danh sách đề cử Phim hay nhất. Các phim nước ngoài như “Amour” (tạm dịch: Tình yêu, phim Pháp) và “Parasite” (Ký sinh trùng) cũng đều góp mặt trong danh sách này. Tuy nhiên, vẫn chưa có một phim tài liệu nào lọt được vào danh sách dự giải thưởng quan trọng nhất của Oscar này.
Nhưng khi Viện Hàn lâm chuyển sang lựa chọn không bắt buộc phải có đủ 10 phim trong danh sách, đã không có một bộ phim hoạt hình nào lọt vào Top 10 đề cử Phim hay nhất nữa. Dự kiến, vào năm 2022 danh sách đề cử lại đầy đủ 10 phim như trước đó. Đây sẽ là cơ hội lớn cho phim tài liệu thay đổi vị trí của mình. Còn năm nay, với một số lượng phim dự thi hùng hậu như vậy, các nhà làm phim tài liệu cũng hoàn toàn có thể hy vọng một sự đổi mới.
Theo nhandan.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tổng hợp số lượng học sinh đăng ký Trường THPT công lập tại Thái Bình 21.05.2025 | 19:40 PM
- Những điểm mới ở Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2025 21.05.2025 | 18:55 PM
- Thái Bình: Triển khai tổng kiểm soát phương tiện bơm hút và vận chuyển cát, sỏi không đăng ký, đăng kiểm 21.05.2025 | 18:54 PM
- Khởi công nhà “Tiếp sức đến trường” cho học sinh nghèo huyện Vũ Thư 21.05.2025 | 18:55 PM
- Trong tuần, ghi nhận181 trường hợp bị phạt nguội 21.05.2025 | 17:55 PM
- Mong PowerChina tham gia các dự án hạ tầng đường sắt, năng lượng ở Việt Nam 21.05.2025 | 17:56 PM
- COVID-19 không còn đáng lo nhưng cần cảnh giác 21.05.2025 | 17:05 PM
- Việt Nam tổ chức Lễ mở ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng (Công ước Hà Nội) vào ngày 25 và 26/10/2025 21.05.2025 | 17:57 PM
- Tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học 21.05.2025 | 17:07 PM
- Hỗ trợ 100 triệu đồng cho 2 đoàn viên xây nhà 21.05.2025 | 16:35 PM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả