Mỹ cam kết giảm một nửa lượng khí thải vào cuối thập kỷ này
Tổng thống Joe Biden (Ảnh: AP)
Tối 22/4, từ Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu. Hội nghị được tổ chức nhằm thúc đẩy cộng đồng quốc tế đưa ra các cam kết toàn cầu mạnh mẽ hơn về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phát biểu khai mạc Hội nghị mang tính lịch sử này, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh, Hoa Kỳ thải ra một nửa lượng khí nhà kính trên Thế giới nên không một quốc gia nào có thể đóng vai trò lớn hơn trong nỗ lực giảm phát thải để nhiệt độ trên toàn cầu tăng chậm lại.
Coi đây là vấn đề đạo đức, Tổng thống Joe Biden kêu gọi các nước phải hành động ngay từ bây giờ vì đây là thập kỷ mang tính quyết định để nhiệt độ trên toàn cầu không tăng thêm quá 1,5 độ C. Nếu không, thế giới sẽ đi đến một tương lai tồi tệ vì phải gánh chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt hơn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh: "Hoa Kỳ đang đi trên một con đường để giảm một nửa phát thải khí carbon vào cuối thập kỷ này. Đó là chặng đường chúng tôi sẽ đi và đó là những gì chúng tôi phải làm để xây dựng nền kinh tế mạnh khỏe, công bằng, thịnh vượng và bảo vệ hành tinh chúng ta. Bước tiếp theo, chúng tôi muốn đạt được mục tiêu là nền kinh tế phát thải bằng 0 vào trước năm 2050".
"Tôi rất vui mừng trước tuyên bố mang tính đột phá của Tổng thống Joe Biden vừa đưa ra. Tôi rất tự hào vì Vương Quốc Anh cũng đã làm tương tự. Chúng tôi là quốc gia đầu tiên đã thông qua Luật quy định phát thải bằng 0 vào năm 2050. Và chúng tôi đã đạt được một nửa trên chặng đường đạt phát thải bằng 0", Thủ tướng Anh Boris Johnson nói.
Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 22 đến ngày 23/4/2021 (Ảnh: TTXVN)
Với cam kết của Hoa Kỳ tiến tới phát thải khí carbon bằng 0. Đây là tin vui với Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu diễn ra vào cuối năm nay tại Anh, nhằm đạt được mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thể kỷ này không quá 2 độ C và cố gắng dưới 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Nếu đạt được mục tiêu này, các quốc gia được dự báo bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu sẽ an toàn hơn. Tối nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng Tổng thống Joe Biden và Tổng thống các nước Tây Ban Nha, Nigeria và Ba Lan sẽ tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận quan trọng về chủ đề "Các lợi ích kinh tế của Hành động khí hậu".
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Trong tuần, không ghi nhận vi phạm đèn tín hiệu giao thông 09.04.2025 | 11:11 AM
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan 09.04.2025 | 11:10 AM
- Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Uzbekistan, tham dự IPU-150 09.04.2025 | 11:11 AM
- Sôi động Carnaval đường phố Bắc Kạn 09.04.2025 | 10:20 AM
- Doanh nghiệp bưu chính không được tiết lộ thông tin về người dùng dịch vụ 09.04.2025 | 10:19 AM
- Nhà mạng đồng loạt nâng tốc độ Internet tối thiểu 300 Mbps 09.04.2025 | 10:20 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống bệnh sởi trong các nhà trường 09.04.2025 | 10:26 AM
- Lan tỏa tinh thần tự học 09.04.2025 | 10:26 AM
- Quyết liệt đấu tranh với tội phạm ma túy 09.04.2025 | 09:39 AM
- Mỹ áp thuế 104% với Trung Quốc, phố Wall chao đảo 09.04.2025 | 09:40 AM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan
- Quy định mới nhất cách tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi
- Kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Uzbekistan
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent
- Khai mạc lễ hội Tiên La
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Ủy ban về quan hệ liên dân tộc và kiều bào ở nước ngoài của Uzbekistan
- Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson
- Lễ hội Tiên La: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia