Độc đáo lễ hội "đón linh hồn trở về" của người Nhật trong tháng 7 âm lịch
Theo truyền thống, đèn lồng được treo trước nhà để hướng dẫn tinh thần của tổ tiên, điệu nhảy Obon (Bon Odori) được thực hiện, các ngôi mộ được viếng thăm và các món ăn được làm tại bàn thờ và đền thờ . Người ta còn thả đèn trên sông để cầu nguyện cho linh hồn đã khuất.
Lễ hội Obon của người Nhật Bản có đến 3 mốc thời gian tổ chức tùy theo địa phương: Bon tháng bảy (Shichigatsu Bon): 15 – 7 dương lịch, Bon cũ (Kyu Bon): 15 – 7 âm lịch, Bon tháng tám (Hatchigatsu Bon): 15 – 8 dương lịch. Trong đó, Hatchigatsu Bon là lễ hội lớn nhất được tổ chức tại Kyoto và thu hút lượng lớn người dân và khách du lịch tham gia.
Tương truyền, vũ điệu Bon-Odori được bắt nguồn từ câu chuyện về Phật tử Mokuren. Đến nay, điệu nhảy Bon-Odori đã phát triển thành rất nhiều phong cách khác nhau và ngay cả nhạc nền cũng tùy theo từng vùng. Kiểu truyền thống điển hình là các vũ công nhảy múa vòng tròn quanh một giàn gỗ gọi là Yakura.
Trong lễ hội Hatchigatsu Bon tổ chức ở Kyoto, 5 chữ Đại, Diệu, Pháp, Thuyền và chữ Đại nhỏ lần lượt được thắp sáng bằng lửa trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto tạo nên một khung cảnh thiêng liêng, ấm áp và hùng vĩ. Người Nhật Bản tin rằng ánh sáng ấy sẽ dẫn lối cho các linh hồn quay về trời một cách thanh bình và an lạc.
Lễ hội ngoài các điệu múa và nghi thức trang nghiêm còn có các quầy bán đồ lưu niệm và quầy ẩm thực dành cho du khách đến dự hội. Vật phẩm thường được chế biến tinh xảo, nhỏ nhắn và truyền tải nét đẹp văn hóa truyền thống của Nhật Bản.
Mỗi dịp lễ Obon, các đền chùa trên khắp nước Nhật lại tấp nập người dân và du khách đến thăm viếng, nguyện cầu cho người thân, cho cả linh hồn đã khuất và người đang còn sống.
Takoyaki là một món ăn nhẹ nổi tiếng của Nhật Bản và thường được thưởng thức trong dịp lễ Obon. Takoyaki được làm từ bột bánh kếp, vo thành viên tròn và có nhân là bạc tuộc chiên. Khi ăn, người ta thường chan nước sốt okonomiyaki, katsuobushi (vảy cá ngừ khô) và aonori (rong biển xanh khô) lên bánh, tạo nên hương vị tuyệt vời.
Kết thúc lễ hội Obon, người Nhật Bản sẽ thả vô số những đèn hoa đăng trên mặt nước, còn gọi là nghi thức Togo Nagashi. Đây được thay cho lời chào tạm biệt để các linh hồn tổ tiên có thể trở về thế giới riêng của họ sau chuyến viếng thăm con cháu.
Theo vietnammoi.vn
Tin cùng chuyên mục
- Gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và các lực lượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước 09.04.2025 | 17:39 PM
- Báo Nhân Dân chính thức xuất hiện trên ứng dụng VNeID 09.04.2025 | 17:11 PM
- Thành phố: Gần 1.500 thanh niên đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu 09.04.2025 | 16:38 PM
- Thêm đội bóng Việt Nam đặt mục tiêu dự World Cup 09.04.2025 | 15:44 PM
- Declan Rice đi vào lịch sử Champions League 09.04.2025 | 15:51 PM
- Việt Nam nổi bật tại Triển lãm Thực phẩm và Đồ uống ở Singapore 09.04.2025 | 15:44 PM
- Đưa 39 công dân Việt Nam bị tạm giữ do vi phạm quy định xuất nhập cảnh của Myanmar về nước an toàn 09.04.2025 | 15:44 PM
- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhóm họp về Ukraine 09.04.2025 | 15:45 PM
- Tư vấn quy trình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 09.04.2025 | 15:45 PM
- Thuế đối ứng của Mỹ hiệu lực từ trưa nay 09.04.2025 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan
- Quy định mới nhất cách tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi
- Kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Uzbekistan
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent
- Khai mạc lễ hội Tiên La
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Ủy ban về quan hệ liên dân tộc và kiều bào ở nước ngoài của Uzbekistan
- Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson
- Lễ hội Tiên La: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia