Thành phố: Để học sinh có bữa ăn an toàn, chất lượng
Học sinh Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (thành phố Thái Bình) ăn trưa tại trường.
Những năm qua, các trường tiểu học trên địa bàn thành phố luôn quan tâm tới công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong các bữa ăn bán trú. Nhiều trường đã xây mới hoặc sửa sang, nâng cấp các bếp ăn để học sinh có bữa ăn an toàn, chất lượng.
Là trường nằm trong tốp đầu các trường tiểu học của tỉnh về chất lượng giáo dục, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong luôn chú trọng bảo đảm ATVSTP trong bữa ăn bán trú của học sinh. Năm học 2018 - 2019, Trường có gần 2.000 học sinh, trong đó 1.450 học sinh ăn bán trú. Để phục vụ tốt bữa ăn bán trú, Trường đã bố trí hơn 20 nhân viên nấu ăn, phục vụ; hệ thống bếp ăn một chiều, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp được đầu tư mua sắm theo hướng chuẩn hóa, hiện đại. Bắt đầu từ năm học này, Trường tổ chức cho học sinh ăn bằng khay. Hàng ngày, đại diện Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên y tế và Ban đại diện cha mẹ học sinh kiểm tra chất lượng thực phẩm của đơn vị cung ứng và giám sát bữa cơm của học sinh; thường xuyên quản lý, kiểm tra việc bảo đảm chế độ lưu mẫu thức ăn qua 24 giờ. Cùng với đó, thực đơn các bữa ăn luôn đa dạng, được thay đổi hàng ngày giúp trẻ hào hứng với bữa trưa tại trường.
Học sinh Hoàng Vũ Hoài Linh, lớp 5G cho biết: 5 năm nay ngày nào cháu cũng ăn cơm ở trường. Các món ăn đều ngon và phù hợp với khẩu vị của cháu. Phụ huynh Trần Thị Huệ có con học lớp 3 chia sẻ: Nhà ngay sát trường nên tôi thường xuyên vào thăm các con ăn. Cơm ngon, nóng, thức ăn đa dạng, đổi món thường xuyên, lại đúng sở thích nên các cháu ăn rất ngon miệng. Thực phẩm đều tươi, chế biến ăn trong ngày nên tôi rất yên tâm khi cho con ăn tại trường.
Với gần 20 năm triển khai thực hiện mô hình bán trú, Trường Tiểu học Đông Hòa luôn được các bậc phụ huynh tin tưởng, đánh giá cao, minh chứng cho thành công đó là có trên 94% học sinh ăn bán trú (dù Đông Hòa là xã ngoại thành, người dân chủ yếu làm nghề nông). Đây cũng là trường duy nhất của thành phố vừa có khu nhà ăn tập trung và phòng ngủ trưa tách biệt phòng học.
Đến đúng giờ cơm trưa của học sinh, điều chúng tôi thấy được là sự trật tự, sạch sẽ trong khu vực nhà ăn. Học sinh xếp hàng vào nhà ăn, ngồi đúng vị trí của lớp và tự ăn suất cơm của mình.
Học sinh Trần Tuấn Anh, lớp 3A2 cho biết: Bố mẹ cháu đi làm cả ngày nên không có điều kiện đón về nhà để ăn trưa, vì vậy hai chị em cháu đều ăn trưa ở trường. Mỗi ngày chúng cháu đều ăn các món khác nhau nên rất thích.
Cô giáo Đỗ Thị Thu, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A1 chia sẻ: Ưu điểm của việc ở bán trú là học sinh có thêm điều kiện nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý, an toàn và có nền nếp. 100% các cháu lớp tôi ăn bán trú. Việc chăm các cháu ăn bán trú rất vất vả, nhất là các cháu lớp 1, nhiều cháu lười ăn, ăn chậm, giáo viên còn phải đút từng thìa. Vất vả là vậy nhưng nhờ các buổi ở bán trú chúng tôi có thêm điều kiện quan tâm, nắm bắt năng lực, sở thích học tập của các cháu, hỗ trợ tích cực hơn trong quá trình học tập.
Cùng với cấp tiểu học, việc bảo đảm công tác bán trú cho trẻ nhỏ tại các trường mầm non cũng luôn được chú trọng.
Chúng tôi đã tới Trường Mầm non 1/6 để tìm hiểu việc chăm sóc bữa ăn cho trẻ. Hiện Trường có 21 lớp học với trên 700 trẻ, thực hiện ăn bán trú 3 buổi/ngày. Thời gian qua, nhà trường đã nỗ lực đầu tư các trang thiết bị để bảo đảm phục vụ tốt nhất cho mỗi bữa ăn của trẻ có đầy đủ dưỡng chất và hợp vệ sinh. Đội ngũ nhân viên làm việc tại nhà bếp đều tham gia các lớp tập huấn về ATVSTP, khám sức khỏe định kỳ; nguồn thực phẩm được nhà trường nhập từ cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm duyệt trước khi đưa vào sử dụng.
Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý bán trú trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn, thời gian tới, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tiếp tục tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra để bảo đảm 100% bếp ăn bán trú trong trường và các đơn vị cung ứng suất ăn cho học sinh thực hiện đúng quy định về ATVSTP, không để xảy ra ngộ độc trong trường học.
Minh Nguyệt
Tin cùng chuyên mục
- Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW họp Phiên thứ 3 14.04.2025 | 17:00 PM
- Người lao động được nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày liên tiếp 14.04.2025 | 16:59 PM
- Phát động “30 ngày cao điểm chung tay xây dựng cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn” 14.04.2025 | 16:36 PM
- Ngành y tế chú trọng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 14.04.2025 | 16:31 PM
- Từ ngày mai (15/4), thí sinh thực hiện đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến 14.04.2025 | 16:24 PM
- Hội Chữ thập đỏ huyện Đông Hưng: Hỗ trợ kinh phí xây mới, sửa chữa 4 nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo 14.04.2025 | 16:31 PM
- Cách xử lý xe ô tô bị xước sơn 14.04.2025 | 16:23 PM
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp 14.04.2025 | 16:11 PM
- Tour hướng về cội nguồn, tìm hiểu lịch sử hút khách dịp 30/4 14.04.2025 | 16:23 PM
- HĐND huyện Hưng Hà: Tổ chức kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất 14.04.2025 | 16:11 PM
Xem tin theo ngày
-
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử
- Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
- Công an tỉnh Thái Bình giành giải nhất toàn đoàn hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vòng 2 - khu vực II
- Hội đồng chấp hành UNESCO thông qua quyết định khuyến nghị vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn
- UNESCO phê duyệt khuyến nghị kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn
- Thái Bình giới thiệu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn và các tiềm năng hợp tác tại Pháp