Hà Nội ô nhiễm không khí thứ 2 ở Đông Nam Á
Thành phố Hà Nội, có 2 nguồn gây ô nhiễm chính là tình trạng phá dỡ các công trình xây dựng và giao thông Ảnh: Như Ý
Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu năm 2018 dựa trên việc rà soát, tổng hợp và xác thực dữ liệu từ hàng chục ngàn trạm quan trắc chất lượng không khí trên toàn thế giới.
Báo cáo cho thấy, châu Á là trọng điểm ô nhiễm không khí của thế giới. Có tới 99% thành phố ở Nam Á, 95% thành phố ở Đông Nam Á và 89% thành phố ở Đông Á vượt quá mức khuyến cáo phơi nhiễm hàng năm của WHO (10mg/m3) đối với bụi mịn PM2,5 (loại bụi chỉ bằng 1/30 sợi tóc con người, được coi là tử thần trong không khí). Trong số hơn 3.000 thành phố được thống kê trên toàn thế giới, 64% vượt mức này.
Tại Đông Nam Á, Jakarta là thành phố ô nhiễm nhất với hàm lượng bụi mịn PM2,5 trung bình năm 2018 là 45,3mg/m3 (gấp hơn 4 lần mức khuyến cáo của WHO). Hà Nội chỉ thấp hơn một chút với mức 40,8mg/m3 (gấp 4 lần mức khuyến cáo của WHO), đứng thứ 2 trong danh sách. Trong Top 20 thành phố ô nhiễm nhất ĐNA, TPHCM cũng có mặt ở vị trí thứ 15 với nồng độ bụi mịn trung bình năm 2018 là 26,9mg/m3 (gấp 2,7 lần mức khuyến cáo của WHO).
Tại Việt Nam, báo cáo môi trường quốc gia về môi trường không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường hay Báo cáo hiện trạng chất lượng không khí của Tổ chức GreenID đều cho thấy, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất với số ngày chất lượng không khí lên mức kém, xấu, nguy hại chiếm tỷ lệ cao.
Cuối tháng 1/2019, thành phố trải qua một đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng khi chỉ số AQI thường xuyên ở mức xấu, thậm chí lên ngưỡng nguy hại- mức ô nhiễm nhất trong bảng đánh giá chất lượng không khí.
Theo đánh giá của UBND thành phố Hà Nội, có 2 nguồn gây ô nhiễm chính là tình trạng phá dỡ các công trình xây dựng và giao thông. Hiện thành phố Hà Nội có tới 5,8 triệu xe máy và 0,7 triệu ô tô.
Dữ liệu của WHO cho thấy cứ 10 người thì có 9 người phải hít thở bầu không khí có chứa các chất gây ô nhiễm ở mức cao. Chỉ riêng ô nhiễm không khí ngoài trời được coi là nguyên nhân thứ tư gây ra những ca chết yểu trên toàn thế giới. Thiệt hại do ô nhiễm không khí toàn cầu ước tính lên tới 225 tỷ USD hằng năm.
Theo tienphong.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 07.04.2025 | 21:29 PM
- Hiệp hội Doanh nghiệp huyện Hưng Hà: Tặng xe chữa cháy cho Công an tỉnh 07.04.2025 | 21:26 PM
- Hết lòng vì người bệnh 07.04.2025 | 21:28 PM
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Ủy ban về quan hệ liên dân tộc và kiều bào ở nước ngoài của Uzbekistan 07.04.2025 | 19:13 PM
- 215 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 07.04.2025 | 16:35 PM
- Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan 07.04.2025 | 16:25 PM
- 25 năm Ngày “Toàn dân hiến máu tình nguyện” (7/4/2000 - 7/4/2025): Triệu trái tim chung dòng máu Việt 07.04.2025 | 16:23 PM
- Việt Nam luôn nỗ lực trong bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em vì mục tiêu phát triển bền vững 07.04.2025 | 16:32 PM
- Ông D. Trump coi tăng thuế như “chữa bệnh”, bất chấp làn sóng bán tháo chứng khoán 07.04.2025 | 16:23 PM
- Châu Âu tăng cường tự chủ chiến lược và hợp tác 07.04.2025 | 21:30 PM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Ủy ban về quan hệ liên dân tộc và kiều bào ở nước ngoài của Uzbekistan
- Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson
- Lễ hội Tiên La: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva
- Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên
- Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ?
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ