Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Quốc hội
Đại biểu Phạm Văn Tuân phát biểu tại hội trường.
Tham gia thảo luận, đại biểu Phạm Văn Tuân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự thảo Luật còn hẹp, mới chỉ tập trung vào cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết số 18/NQ-TƯ mà chưa khắc phục được những hạn chế, vướng mắc trong việc tổ chức thực thi Luật trong thời gian qua như về tỷ lệ cơ cấu đại biểu Quốc hội chưa hợp lý; về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện đảm bảo cho hoạt động của Đoàn đại biểu, đại biểu Quốc hội, của Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương; về mối quan hệ giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với HĐND, UBND cùng cấp trong việc triển khai thực hiện nhiệm tại địa phương…;
Thứ hai, đề nghị giữ nguyên số lượng đại biểu Quốc hội là không quá 500 người như hiện nay. Về cơ cấu đề nghị tăng số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, giảm số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm công tác ở các cơ quan hành pháp và tư pháp, tăng hợp lý đại biểu Quốc hội là đại diện của các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội. Đồng thời, tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 45% tổng số đại biểu Quốc hội. Chỉ có quy định như vậy sẽ sớm đạt được mục tiêu xây dựng Quốc hội theo hướng chuyên nghiệp. Tăng cường tổ chức các hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, có thể từ 3 đến 4 lần trong năm, thời gian từ 7 đến 10 ngày để chuyên thảo luận sâu hơn về nội dung của các dự án Luật trình Quốc hội.
Thứ ba, đề nghị bổ sung quy định cụ thể về địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn và Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội. Trong đó, cần quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh trong thực hiện nhiệm vụ của Đoàn đại biểu tại địa phương và các chức danh này đứng ở vị trí nào trong hệ thống chính trị tại địa phương cùng cấp. Hoạt động của đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương là nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, phản ánh các vấn đề của địa phương đến Quốc hội; hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội hay Đoàn đại biểu Quốc hội là nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, phục vụ hoàn thiện thể chế, pháp luật. Do vậy, cần xác định Đoàn đại biểu Quốc hội là cơ quan, là "cánh tay nối dài" của Quốc hội tại địa phương; phải xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn đại biểu Quốc hội trong việc giám sát chính quyền địa phương việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh; về thực thi thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại địa phương. Qui định việc Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ khi ban hành các Nghị định, thông tư, hướng dẫn,...để thi hành các quy định pháp luật phải cung cấp cho Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội để theo dõi, giám sát thực thi.
Cùng với đó cần bổ sung quy định về mối quan hệ phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với HĐND, UBND cùng cấp trong việc triển khai nhiệm vụ trên địa bàn để giúp cho việc theo dõi, nắm bắt thông tin và giám sát việc thực thi chính sách pháp luật taị địa phương mình.
Thứ tư, trên cơ sở vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn đại biểu Quốc hội xác định quy mô của văn phòng tham mưu, giúp việc; có thể tổ chức Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh hoặc nên tách riêng Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội theo Nghị quyết 1097 như hiện nay, song biên chế và công tác cán bộ thuộc thẩm quyền cấp tỉnh quản lý, tạo điều kiện cho việc thu hút cán bộ về làm công tác này.
Thứ năm, về kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đề nghị do Ngân sách trung ương bảo đảm; vì thực chất Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội suy cho cùng là phục vụ cho hoạt động của Quốc hội tại địa phương nên việc ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí hoạt động là phù hợp với tính chất hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, không nên quy định một phần do ngân sách Trung ương và một phần do ngân sách địa phương.
Thứ sáu, về cơ cấu tổ chức của Hội đồng, các Ủy ban của Quốc hội: đề nghị quy định cơ cấu gồm Chủ tịch/Chủ nhiệm, Phó Chủ tịch/Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên Thường trực. Đồng thời giữ nguyên số lượng cấp phó và từng bước tăng số lượng ủy viên thường trực hơn so với hiện nay. Bởi vì Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có tính đặc thù riêng với trách nhiệm là hoàn thiện thể chế, pháp luật, yêu cầu đòi hỏi ngày càng lớn, công tác giám sát, công tác xây dựng luật ngày càng nhiều và đòi hỏi nâng cao chất lượng. Vì vậy không thể giảm số đại biểu chuyên trách hoặc khoán theo mặt bằng chung như các cơ quan khác.
Với những nội dung đề nghị như trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần phải tiến hành đánh giá, tổng kết, tổ chức các hội thảo lấy ý kiến tham gia vào dự thảo luật trong thời gian tới. Vì vậy, đại biểu đề nghị lùi thời điểm thông qua dự thảo Luật sang Kỳ họp thứ 9 và quy định Luật có hiệu lực thi hành ngay từ 01/01/2021. Đây cũng là thời điểm ban hành các văn bản hướng dẫn chuẩn bị các bước hiệp thương cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nếu để thời điểm 01/6/2021 thì các bước hiệp thương lựa chọn cơ cấu đại biểu cho khóa XV sẽ bị vướng mắc do vẫn thực hiện theo Luật cũ.
Trước đó, tại phiên làm việc buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và Chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pet, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Vũ Sơn Tùng
Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh
Tin cùng chuyên mục
- Chủ tịch nước Lương Cường: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để tạo sự đồng thuận trong thực hiện nhiệm vụ 22.04.2025 | 14:07 PM
- Hỗn loạn ngày Burnley thăng hạng Ngoại hạng Anh 2025/26 22.04.2025 | 11:22 AM
- Kịch bản đặc biệt tại Serie A: Inter và Napoli đá play-off tranh cúp vô địch 22.04.2025 | 14:10 PM
- Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran tiến triển tích cực 22.04.2025 | 14:08 PM
- Giá vàng trong nước tăng vọt lên mức cao chưa từng thấy 121 triệu đồng/lượng 22.04.2025 | 10:37 AM
- Tổng thống Mỹ D. Trump kêu gọi Fed hạ lãi suất ngay lập tức 22.04.2025 | 10:36 AM
- Làm thế nào để giảm tác động của sóng điện thoại lên cơ thể? 22.04.2025 | 14:08 PM
- Đổi mới sáng tạo có thể đóng góp tới 95% mức độ cạnh tranh 22.04.2025 | 10:37 AM
- Công nghệ vượt trội trên thế hệ máy bay chiến đấu tương lai 22.04.2025 | 14:09 PM
- Băng tan nhanh chưa từng có, cuộc sống của 2 tỷ người bị đe dọa nghiêm trọng 22.04.2025 | 10:06 AM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình và việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng ở huyện Đông Hưng
- Phát động tháng công nhân, tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao với nội dung Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với số phiếu tuyệt đối 100%
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh