Nghệ sĩ nhân dân Vũ Ngọc Cải với niềm đam mê chèo
Nghệ sĩ Vũ Ngọc Cải (áo đỏ) trong vở diễn Bùi Viện.
Sinh năm 1963 tại xã Hồng Thái (Kiến Xương) trong gia đình không có truyền thống làm nghệ thuật nhưng niềm đam mê ca hát đã sớm bộc lộ ở chàng trai trẻ Vũ Ngọc Cải. Từ khi còn là học sinh, Vũ Ngọc Cải đã tham gia nhiều hội diễn cấp trường. Đến năm 20 tuổi, Vũ Ngọc Cải chính thức trở thành diễn viên Nhà hát Chèo Thái Bình. Sau hơn một năm công tác, Vũ Ngọc Cải được đảm nhận vai diễn đầu tiên là diễn kép trong vở “Cô gái làng chèo” tại hội diễn chèo toàn quốc. Dù không đạt huy chương song đây chính là bước đệm giúp tên tuổi của nghệ sĩ Vũ Ngọc Cải được nhiều người yêu chèo biết đến hơn. Những năm tháng sau đó, dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo của lớp nghệ sĩ đi trước cùng niềm đam mê, sự nỗ lực học hỏi của bản thân, nghệ sĩ Vũ Ngọc Cải đã gặt hái nhiều thành công trên con đường nghệ thuật. Năm 2012, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Tháng 8/2019, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Ngọc Cải chia sẻ: Bản thân tôi may mắn khi được thế hệ nghệ sĩ đi trước giúp đỡ, chỉ bảo. Vì thế, tôi luôn cố gắng học hỏi, định hình phong cách biểu diễn của mình. Các vai diễn tôi đảm nhận chủ yếu là vai diễn chính, đòi hỏi tích hợp nhiều yếu tố. Để có thể thực hiện thành công, ngoài năng khiếu, giọng hát, hình thức, người nghệ sĩ phải có tư duy ứng biến, linh động trên sân khấu. Những năm đầu tham gia ở Đoàn Chèo nay là Nhà hát Chèo Thái Bình, tôi cùng các thành viên đi diễn bán vé ở trong và ngoài tỉnh. Thời ấy tuy vất vả, phải xa nhà hàng tháng, thu nhập thấp nhưng rất vui vì đến đâu người dân cũng hào hứng, xem rất đông. Đến với nghệ thuật chèo nếu không có niềm đam mê, sự cầu thị, nỗ lực thì người nghệ sĩ khó có thể bám trụ được. Hiện nay, thị hiếu nghe nhạc nói chung và chèo nói riêng của khán giả có những thay đổi, đòi hỏi người làm nghệ thuật phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để có thể theo kịp với xu hướng thời đại.
Tham gia diễn xuất, những vai diễn của Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Ngọc Cải không chỉ đạt huy chương tại các hội diễn, chương trình nghệ thuật toàn quốc mà còn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng công chúng yêu chèo như: vở Bùi Viện, Quan âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ... Trong vai trò chỉ đạo nghệ thuật, ông luôn chú trọng tới chuyên môn, coi đây là sự sống còn của đơn vị. Vì thế các chương trình biểu diễn của Nhà hát Chèo đều thấm đượm phong cách nghệ thuật chèo truyền thống. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, nghệ sĩ Vũ Ngọc Cải đã bắt tay vào việc đạo diễn, dàn dựng các chương trình nghệ thuật từ các vở chèo dài, ca cảnh, làn điệu chèo truyền thống đến soạn lời mới cho ca khúc chèo, xây dựng màn nghệ thuật sử thi phục vụ lễ hội, ngày kỷ niệm của các sở, ngành, đơn vị, địa phương. Nhiều chương trình, vở diễn do ông đạo diễn như: Đất làng, Doanh điền Nguyễn Công Trứ, Bùi Viện, Súy Vân giả dại, hòa tấu, độc tấu nhạc cụ dân tộc... đã giành được huy chương, bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trên cương vị Giám đốc Nhà hát Chèo Thái Bình, Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Ngọc Cải có nhiều sáng kiến, đổi mới phương pháp quản lý nhằm mở rộng hình thức hoạt động của Nhà hát, gây quỹ phúc lợi tập thể, xây dựng đề án sân khấu học đường... Những việc làm đó đã góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công của Nhà hát. Hiểu được ý nghĩa câu nói “Thầy già, con hát trẻ”, Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Ngọc Cải luôn quan tâm đến công tác đào tạo. Hàng năm, Nhà hát Chèo đều mở lớp dạy hát hoặc phối hợp với Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh bồi dưỡng nghiệp vụ cho nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công trẻ.
Quá trình lao động nghệ thuật, Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Ngọc Cải luôn đau đáu khi thấy rằng các chương trình biểu diễn đến với người dân vẫn chưa được phong phú, cách tiếp cận khán giả chưa hiệu quả. Vì thế, ông luôn trăn trở tìm hướng đi mới cho nghệ thuật chèo, mong mình có thể sáng tạo nhiều hơn các tác phẩm chèo, đưa nghệ thuật chèo đến gần hơn với khán giả, đáp ứng thị hiếu của nhân dân. Người nghệ sĩ tâm huyết mong rằng cơ sở vật chất của Nhà hát Chèo sẽ được xây dựng sao cho xứng tầm với giá trị của nghệ thuật chèo, để Nhà hát Chèo luôn đỏ đèn mỗi tối thứ bảy, chủ nhật, diễn những vở chèo hay phục vụ công chúng.
Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc 21.05.2025 | 11:17 AM
- Quốc hội chốt rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, bầu cử khóa mới vào 15/3/2026 21.05.2025 | 11:17 AM
- Phạt tới 50 triệu đồng nếu không có giải pháp ngăn cháy đối với khu sạc xe điện 21.05.2025 | 11:17 AM
- Quy định về hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng cho doanh nghiệp 21.05.2025 | 10:08 AM
- Đơn giản hóa thủ tục mở tài khoản đầu tư gián tiếp 21.05.2025 | 10:08 AM
- Sáng 21/5, giá vàng tăng hơn 1 triệu đồng/lượng 21.05.2025 | 10:04 AM
- Bệnh viện Đa khoa Kiến Xương: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh 21.05.2025 | 10:05 AM
- Trường Sa - trường tồn giữa biển khơiKỳ 3: Gieo chữ ở Trường Sa 21.05.2025 | 10:05 AM
- Năm 2024, tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là 98,7% 21.05.2025 | 10:06 AM
- Ngày Chè quốc tế 21/5: Nhiều lợi ích sức khỏe khi uống trà xanh hằng ngày 21.05.2025 | 10:06 AM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả