Gia Lai - Người dân đào hố ven sông lấy nước uống
Chị Kôn lấy nước trên sông Ayun, trưa 17/12. Ảnh: Trần Hóa.
Trưa 17/12, sáu người phụ nữ mang gùi ra giữa sông Ayun, làng Achông, lấy nước. Trong nhóm, chị Định Kôn, 20 tuổi, có vẻ gấp gáp. Chị một tay đào đất cát, tay còn lại cầm tô nhựa múc nước đục ra ngoài. Đợi nước trong lắng xuống, người phụ nữ mới múc vào 20 chai nhựa. Công việc kéo dài 30 phút.
Gùi nước về nhà, một nửa số chai chị dọn ra ở gian bếp để nấu ăn, còn lại mang lên nhà chính cho cả gia đình uống, không cần đun sôi. Theo chị Kôn, cả làng gần 100 hộ, đều uống nước sông Ayun, và lấy bằng cách tương tự.
Trong khi đó, bể nước sạch trước nhà chị lại trơ đáy, một số van đã hư hỏng. Cạnh bên có một bể nước dẫn từ trên núi xuống người dân đang sử dụng để tắm giặt, "nhưng nước đó bị nhiễm phèn, uống không ngon bằng nước sông Ayun", chị Kôn nói.
Ở hạ nguồn con sông này, một ngày cuối năm, anh Đinh Thoạc, 33 tuổi, ở làng Amil trở về nhà sau nhiều ngày đi hái cà phê thuê. Thấy trong nhà hết nước uống, anh thay vợ mang chai nhựa, ra hố cách nhà khoảng 500 m để lấy. Anh lấy miếng vải bịt ở miệng chai để lọc đất, cát. Song, màu nước vẫn trắng đục.
Theo anh Thoạc, mỗi ngày vợ, con anh mang gùi đi lấy nước hai, ba lần. Một lần 15-20 chai 1,5 lít. Số nước này gia đình chị dùng để uống, nấu ăn, còn tắm giặt thì ra sông, suối.
Thương vợ con hàng ngày khổ sở đi gùi nước, đầu năm nay anh đồng ý cho chính quyền xây dựng bể dung tích khoảng 30 m3 trên khu đất nhà mình, nhưng không hiểu sao nhiều tháng qua bể khô cạn. Trong 32 van xả, một số vòi đã bị hư hỏng, gỉ sét và bị bịt kín cửa van.
Thỉnh thoảng một vòi ở đáy bể có nước, chỉ đủ cho vài hộ dùng, nên dần dần chẳng ai lai vãng tới đây nữa. "Nếu biết như thế này thì tôi đã không cho họ làm trên đất gia đình", anh Thoạc nói và cho biết gần nhà anh hiện có ba cái hố nước do dân đào. Sáng sớm hoặc chiều tối, họ chen chúc nhau lấy nước. Có hôm những người đến muộn, nước bị lấy cạn, họ đành chạy xe qua làng khác xin.
Chị T'Rec lấy nước mỗi ngày ba lần dưới hố này. Ảnh: Trần Hóa.
Cách bể nước sạch ở trung tâm làng Amil khoảng 100 m, chị T'Rec, 30 tuổi, cùng con trai đang múc từng gáo nước trắng đục dưới hố đổ vào chai. Đứa trẻ ngồi cạnh mẹ, nghịch ném đất đá xuống nước. Xung quanh miệng hố bùn đất nhão nhoẹt, lẫn phân trâu, bò, rác...
Chị T'Rec cho biết, chồng đi làm ăn xa, con nhỏ, chị phải tự mình gùi nước mỗi ngày ba lần, một lần 10 -15 chai. Nhiều hôm đi làm rẫy về muộn, không có nước uống, nấu ăn... chị đành sang xin hàng xóm dùng tạm. Đôi khi bí quá chị phải ra quán tạp hóa mua nước sạch.
Trước đây, vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4), nước khan hiếm, chồng chị cùng người dân trong làng ra dọc sông suối, đào sâu cả mét để tìm nguồn nước uống. Có người đào ba cái giếng vẫn không tìm thấy giọt nước nào.
Đầu năm nay, thấy chính quyền đầu tư cái bể nước sạch duy nhất ở làng Amil, ai cũng vui. Cứ nghĩ khi có bể nước sạch sẽ thoát cảnh chực chờ, giành giật từng giọt nước, nhưng thời gian qua "hình như họ không bơm nước vào bể nữa", người dân phải tự xoay xở.
Chị và người dân ở làng Amil ai cũng biết nguồn nước này không đảm bảo vệ sinh, nhưng họ không còn cách nào khác. "Thiếu ăn một còn đỡ chứ một ngày thiếu nước thì không thể chịu nổi", chị T'Rec nói.
Bể nước sạch ở làng Amil khô cạn nhiều tháng nay. Ảnh: Trần Hóa.
Ông Phạm Ngọc Thanh, Chủ tịch UBND xã Ayun cho biết, hiện chính quyền đã cung cấp nước sạch cho sáu làng gần trung tâm xã. Mới đây do đường ống dẫn nước bị hỏng nên việc cấp nước sạch về cho 180 hộ dân ở làng Keo bị gián đoạn.
Ông Thanh cho rằng, riêng nước sạch cấp cho 200 hộ dân ở làng Amil bị thiếu trong hai ngày cuối tuần trước. "Nguyên nhân có thể do đường ống dẫn nước xa, nước yếu không đến được. Địa phương đang cho khắc phục", ông Thanh nói.
Ayun là xã đặc biệt khó khăn nằm phía Đông huyện Chư Sê, với gần 900 hộ. Thu nhập chính của người dân dựa vào cây mì, lúa, chăn nuôi nhỏ lẻ và đánh bắt thủy sản trên sông Ayun... Mùa khô người dân luôn chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt, đất đai khô cằn, cây cối chết khô.
Năm 2017, huyện Chư Sê đầu tư 17 tỷ đồng xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt dẫn nước sạch từ trung tâm huyện về hai xã khó khăn Ayun và Hbông. Dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng vào đầu năm nay.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Công ty Mỹ tuyên bố khai thác helium-3 trên Mặt Trăng 21.05.2025 | 13:44 PM
- Tên miền website có thể trở thành mục tiêu tấn công 21.05.2025 | 13:42 PM
- Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc 21.05.2025 | 11:17 AM
- Quốc hội chốt rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, bầu cử khóa mới vào 15/3/2026 21.05.2025 | 11:17 AM
- Phạt tới 50 triệu đồng nếu không có giải pháp ngăn cháy đối với khu sạc xe điện 21.05.2025 | 11:17 AM
- Quy định về hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng cho doanh nghiệp 21.05.2025 | 10:08 AM
- Đơn giản hóa thủ tục mở tài khoản đầu tư gián tiếp 21.05.2025 | 10:08 AM
- Sáng 21/5, giá vàng tăng hơn 1 triệu đồng/lượng 21.05.2025 | 10:04 AM
- Bệnh viện Đa khoa Kiến Xương: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh 21.05.2025 | 10:05 AM
- Trường Sa - trường tồn giữa biển khơiKỳ 3: Gieo chữ ở Trường Sa 21.05.2025 | 10:05 AM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả