Thượng đỉnh EU nhiều khả năng kết thúc mà không có thỏa thuận
Thủ tướng Đức Merkel. Ảnh: DW.
Bắt đầu từ 11h sáng ngày 19/7 theo giờ địa phương tại Brussels (Bỉ), nguyên thủ 27 nước thành viên Liên minh châu Âu – EU tiếp tục gặp nhau trong ngày đàm phán thứ 3 tại Thượng đỉnh của khối sau khi hai ngày họp Thượng đỉnh chính thức kết thúc mà các nước vẫn không thể đạt được thoả thuận về gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro dành cho các nước thành viên sau đại dịch Covid-19.
Phát biểu trước báo giới ngay trước khi bước vào phiên thảo luận sáng ngày 19/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết dù các nước đều có thiện chí đạt được thoả thuận nhưng còn quá nhiều bất đồng tồn tại nên có khả năng hội nghị Thượng đỉnh lần này sẽ kết thúc mà không đạt được kết quả mong muốn.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì cho rằng thoả thuận vẫn có khả năng đạt được nhưng bất cứ sự thoả hiệp nào giữa các nước cũng không được phép làm tổn hại đến các tham vọng chính đáng của Liên minh châu Âu.
“Khúc mắc đầu tiên là về vấn đề nhà nước pháp quyền. Đây là chủ đề nằm trung tâm trong việc phân bổ có điều kiện gói phục hồi kinh tế và là vấn đề có sự đồng thuận rất lớn giữa các nước, rằng châu Âu không được phép từ bỏ các nguyên tắc và giá trị của mình. Cuối cùng là về tổng số tiền cụ thể của gói phục hồi thì giữa các nước vẫn còn có bất đồng”.
Trước đó, trong ngày 18/7, cuộc họp của các lãnh đạo EU đã kéo dài đến nửa đêm nhưng không có tiến triển, dù trong buổi chiều Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel đã đưa ra một đề xuất mới theo hướng nhượng bộ hơn đối với nhóm nước phản đối, gồm Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển và Áo.
Theo đề xuất mới, trong gói 750 tỷ euro, phần trợ cấp cho các nước giảm từ 500 tỷ euro xuống còn 450 tỷ còn phần cho vay tăng từ 250 tỷ euro lên 300 tỷ. Ngoài ra, đề xuất mới cũng cho phép bất cứ quốc gia thành viên nào của EU có thời hạn 3 ngày để đưa một vấn đề cải cách của một quốc gia thành viên khác ra thảo luận trước toàn thể 27 nước, nếu như cảm thấy cải cách đó không phù hợp để nhận được tiền trợ cấp từ EU.
Đây đều là các yêu cầu từ nhóm nước phản đối, đặc biệt từ Thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte, người luôn đòi hỏi việc phân bổ nguồn tiền phục hồi phải đi kèm yêu cầu cải cách và giám sát. Các đòi hỏi này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước Nam Âu như Italy, Tây Ban Nha hay Hy Lạp.
Trong tối 18/7, Thủ tướng Italia Giuseppe Conte tuyên bố, các đàm phán khó khăn hơn hình dung và Hà Lan không hiểu được sự cần thiết của việc cần có một biện pháp ứng phó mạnh mẽ của EU./.
Theo vov.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả