Không thầy đố... làm nên
Công việc thường ngày của nhà văn - đạo diễn Minh Chuyên và đồng nghiệp.
Trở về thăm ngôi trường như thế, đám học sinh chúng tôi thật "nhỏ bé". Tuy nhiên, mỗi người vẫn giữ một kỷ niệm cho riêng mình. Với tôi, rời ghế nhà trường là đi cầm súng. Rồi cầm bút. Nghề cầm bút ngày ngày đều sử dụng chữ nghĩa có liên quan đến chữ của thầy, của cô mà tôi đã học nên kỷ niệm rất nhiều và cũng thật khó quên. Trong bài viết ngắn này, chỉ xin nói một chút kỷ niệm về thầy Phí Văn Huề, người hiệu trưởng đầu tiên có tư tưởng ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ học sinh chúng tôi - một người thầy phẩm chất cao vời vợi. Thầy không trực tiếp dạy tôi nhưng sau này, mỗi khi về thăm Trường hoặc viết bài về Trường, biết tôi làm nghề cầm bút, thầy rất quý, thường quan tâm và dành thời gian thầy trò cùng tâm sự. Thầy giảng cho tôi về đạo lý và tính nhân văn của người cầm bút xưa và nay. Khi thầy trò trở nên thân thiết, thầy khuyên tôi: "Dù trong hoàn cảnh nào cũng đừng để ngòi bút cong lệch".
Một lần, thầy Huề bảo: "Học ở trường là học văn hóa cơ bản, từ tri thức sách vở đến kiến thức thực tiễn là sự biến ảo khôn lường. Nghề viết văn là một nghề khó, phải vật lộn với câu chữ. Con chữ có hội tụ đủ nhân, nghĩa, trí, đức mới là con chữ hữu ích". Tôi hiểu ý thầy, để viết ra những trang sách như thế cần phải học, học rất nhiều. Lời khuyên, lời dạy của thầy chân tình biết bao! Ít lâu sau, một tác phẩm của tôi gặp sóng gió. Tôi về Trường tìm thầy, mong được sự chia sẻ. Nhìn tôi vẻ lo lắng, thầy bảo: "Chữ nghĩa là từ cái tâm của người viết. Cái tâm có sáng thì chữ mới vững, tác phẩm mới đứng được. Tôi đã đọc truyện này của Minh Chuyên, cảm được em viết ra từ cái tâm sáng của mình nên cũng không đáng lo ngại". Quả nhiên, lời động viên và tiên đoán của thầy linh nghiệm, sóng gió xô đẩy, tác phẩm của tôi dần trở lại bình yên. Thực tình khi ấy, tôi không chỉ nhận ra đức tin ở thầy Huề mà còn đọc được cái lo trong sự rung động tình cảm riêng của thầy nữa. Thì ra, thầy cô một thời đã dạy chúng tôi trên bục giảng còn lo cho chúng tôi khi mang con chữ học được ra "thi thố" với cuộc đời. Một nghĩa cử vô cùng cao đẹp.
Về thăm Trường, tôi tự nghĩ bản thân là một trong số những học sinh gọi là có chút thành đạt trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật (tôi viết được 25 bộ sách, có nhiều bộ 2 quyển, gồm truyện ngắn, bút ký, tiểu thuyết về đề tài hậu chiến, biên kịch và đạo diễn gần 200 phim tài liệu phát trên sóng VTV1, đạt 61 giải thưởng quốc gia và quốc tế về văn học, báo chí, điện ảnh, trong đó có giải nhất quốc tế (giải Cúp vàng) tác phẩm "Cha con người lính" trong cuộc thi phim tài liệu quốc tế lần thứ 10 tổ chức tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, tháng 9/2006) - tất cả còn được lưu giữ tại bảo tàng cá nhân Minh Chuyên ở làng Thọ Lộc, xã Minh Khai, huyện Vũ Thư và một phần lưu giữ tại Bảo tàng Văn học Việt Nam (273 Âu Cơ, Hà Nội), trong đó 3 cuốn: Người không cô đơn, Chuyện thời hậu chiến và Di họa chiến tranh được lưu giữ tại thư viện Trường Đại học Harvard - Mỹ). Có được chút ít thành công ấy, dẫu biết từ trang sách học trò đến trang đời tác phẩm là sự lao động sáng tạo không ngừng của bản thân nhưng với tôi, đó còn có công sức, trí tuệ của các thầy cô giáo Trường THPT Nguyễn Trãi và các trường mà tôi đã học. Người ta thường nói: "Không thầy đố mày làm nên", ý nghĩa là thế. Mỗi lần giở lại "trang sách cuộc đời", trang sách như hiện hữu bóng hình thầy cô - những người mà suốt đời cầm bút, tôi luôn trân trọng, biết ơn!
Nhà văn Minh Chuyên
(Cựu học sinh những năm đầu)
Tin cùng chuyên mục
- Tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Học tập suốt đời” 13.03.2025 | 09:44 AM
- Đưa học sinh trở về với tết cổ truyền 26.01.2025 | 09:39 AM
- Thái Bình: 72 học sinh tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025 24.12.2024 | 15:54 PM
- Thành phố: 133 giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2024 - 2025 17.12.2024 | 16:12 PM
- Xã luậnNhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo” 20.11.2024 | 05:12 AM
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố: Tổ chức chuyên đề thay sách giáo khoa mới lớp 9 11.10.2024 | 17:54 PM
- UBND thành phố: Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm 09.10.2024 | 18:56 PM
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Tây Thụy Anh 05.09.2024 | 11:13 AM
- Phát động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn 26.04.2024 | 17:35 PM
- Thành phố: 32 giáo viên tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi 11.03.2024 | 17:00 PM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả