Việt Nam khẩn trương hoàn thiện hạ tầng phục vụ dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Mô phỏng Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân. Ảnh:Vinatom
Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Chính phủ phê duyệt mới đây xác định sẽ đầu tư có trọng tâm, ưu tiên nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân, phát triển nguồn nhân lực, triển khai ứng dụng hiệu quả trong các ngành, lĩnh vực.
Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ sẽ tập trung vào các giải pháp quan trọng như hoàn thiện pháp lý; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ; đảm bảo an toàn hạt nhân và cung cấp hợp lý hoạt động quốc tế. Đồng thời, việc nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích và toàn bộ năng lượng nguyên tử cũng là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược dài hạn.
Trước mắt, đến năm 2030 việc xây dựng hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử được hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hệ thống các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được quy hoạch tinh gọn, nâng cấp về cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng nhân lực, hoạt động có hiệu quả; một số dự án trọng điểm đã được phê duyệt triển khai đúng tiến độ.
Đặc biệt giai đoạn này Chính phủ xác định khẩn trương hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân quốc gia để phục vụ triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu, triển khai Chương trình phát triển điện hạt nhân quốc gia. Nghiên cứu, xây dựng định hướng đẩy mạnh thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Việc đào tạo nguồn nhân lực cũng sẽ được chuẩn hóa, cấp chứng chỉ chuyên môn về y học hạt nhân, kỹ thuật bức xạ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển dài hạn.
Điều chế và ứng dụng thuốc phóng xạ trong chẩn đoán, điều trị ung thư tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam hướng tới ứng dụng rộng rãi năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế, nâng cao năng lực tự chủ công nghệ hạt nhân, đưa Việt Nam trở thành trung tâm nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng năng lượng nguyên tử hàng đầu khu vực.
Trong lĩnh vực y tế, Quy hoạch đặt mục tiêu mở rộng ứng dụng xạ trị, y học hạt nhân trong chẩn đoán và điều trị, đặc biệt là các bệnh ung thư. Việt Nam sẽ triển khai các kỹ thuật tiên tiến như PET/CT, SPECT và xạ hình.
Đồng thời, chương trình đào tạo sẽ được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa xạ trị, y học hạt nhân và kỹ thuật viên bức xạ. Công tác kiểm soát chất lượng và an toàn bức xạ trong chẩn đoán, điều trị sẽ tuân thủ khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, năng lượng nguyên tử được ứng dụng trong quan trắc, đánh giá và bảo vệ tài nguyên. Kỹ thuật hạt nhân sẽ hỗ trợ dự báo độ ẩm đất, xác định trữ lượng nước ngầm, thăm dò khoáng sản xạ, đất hiếm, đồng thời đánh giá các khu vực có nguy cơ tai biến địa chất.
Ngoài ra, Việt Nam sẽ xây dựng bản đồ phóng xạ, đánh giá phát xạ từ nhà máy hạt nhân và nghiên cứu tác động khí hậu thông qua kỹ thuật đồng vị bền.
Trong công nghiệp, công nghệ bức xạ được ứng dụng trong kiểm tra không phá hủy nhằm kiểm soát chất lượng công trình, đánh giá kho lưu trữ dầu khí, dự báo tuổi thọ thiết bị. Bên cạnh đó, Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất một số thiết bị bức xạ và thiết bị ghi đo bức xạ để thay thế nhập khẩu, đồng thời nâng cao năng lực bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị này.
Trong nông nghiệp, năng lượng nguyên tử được ứng dụng trong tạo giống cây trồng, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thủy sản và bảo vệ sau thu hoạch. Kỹ thuật bức xạ cũng sẽ được triển khai để xử lý côn trùng gây hại và bảo vệ nông sản, thực phẩm.
Việt Nam tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ thông qua xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm, trung tâm nghiên cứu công nghệ hạt nhân và thúc đẩy hợp tác quốc tế với IAEA.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia
- Tập đoàn ThaiBinh Seed đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống cây trồng
- Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới