WHO kêu gọi giải quyết bất bình đẳng y tế
WHO kêu gọi giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực y tế. Ảnh: Reuters
WHO nhận định, tình trạng bất bình đẳng hiện nay ngày càng trở nên sâu sắc, đặc biệt đối với những trường hợp gặp nhiều khó khăn do các vấn đề liên quan đến nghèo đói, giới tính, chủng tộc, giáo dục, nghề nghiệp, di cư, khuyết tật và phân biệt đối xử.
WHO cho rằng, sự thiếu hụt của các lợi ích được coi là nhu cầu thiết yếu trong xã hội là một yếu tố gây nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Những người có nguy cơ lây nhiễm cao nhất hoặc dương tính là những trường hợp sinh sống tại các khu vực nghèo. Điển hình như tại Thụy Điển, 30% người dân thu nhập thấp có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, so với chỉ 4,1% ở nhóm thu nhập cao.
Trên phạm vi toàn cầu, phụ nữ chiếm 70% lực lượng y tế cũng như chăm sóc xã hội và có nhiều khả năng trở thành nhân viên y tế tuyến đầu. Dữ liệu gần đây từ Đức, Italia và Tây Ban Nha cho thấy, tỷ lệ nhân viên y tế nữ nhiễm Covid-19 cao hơn 2-3 lần so với các đồng nghiệp nam.
Người da đen và các nhóm dân tộc thiểu số đối mặt với nguy cơ lây nhiễm, tử vong cao trong thời kỳ đại dịch. 34,5% bệnh nhân Covid-19 nặng ở Vương quốc Anh là người da đen, châu Á và dân tộc thiểu số.
Để đối phó với những vấn để kể trên, WHO kêu gọi ngành y tế và chính phủ các quốc gia hành động khẩn cấp để loại bỏ các rào cản, qua đó giúp người dân có cuộc sống công bằng và lành mạnh hơn.
Các chính phủ và cộng đồng có thể chung tay giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng bất bình đẳng và đặt tính công bằng làm trọng tâm để tạo ra một thế giới công bằng hơn, lành mạnh hơn.
84% người châu Âu tin rằng, việc giảm thiểu bất bình đẳng nên được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ. Khi các chính sách đúng đắn được thực hiện, kết quả có thể đạt được rất nhanh chóng.
Chương trình công việc châu Âu (EPW) - tầm nhìn của WHO nhằm bảo đảm cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc cho người dân tại khu vực châu Âu, được định hình dựa trên các mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau và tăng cường năng lực của các cơ quan y tế. Do đó, giám sát và tăng cường công bằng trong hệ thống y tế và sức khỏe sẽ là yếu tố cốt lõi đối với công việc của WHO trong 10 năm tới.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
-
Kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Uzbekistan
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent
- Khai mạc lễ hội Tiên La
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Ủy ban về quan hệ liên dân tộc và kiều bào ở nước ngoài của Uzbekistan
- Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson
- Lễ hội Tiên La: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva
- Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên