Không chủ quan với bệnh sốt xuất huyết
Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Bệnh nhân Lương Thị Đà, phường Phú Khánh (thành phố Thái Bình) vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng sốt, mệt, nôn nhiều, tức ngực. Do tuổi cao, có bệnh nền lại kèm theo các triệu chứng của SXH nên sức khỏe của bệnh nhân rất yếu. Qua thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc SXH và được chuyển từ Khoa Cấp cứu sang Khoa Truyền nhiễm điều trị. Bệnh nhân Lương Thị Đà chia sẻ: Khi còn trẻ bản thân tôi đã bị mắc SXH nên tôi không nghĩ mình sẽ bị mắc lại nữa. Thế nhưng, giờ đây tuổi cao, có bệnh nền, lại mắc SXH nên rất sợ. Tôi luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, không muốn ăn uống. Các bác sĩ bảo rất may tôi được đưa đến viện kịp thời nếu không có thể xảy ra biến chứng nặng.
Qua thống kê của Khoa Truyền nhiễm, số lượng bệnh nhân mắc SXH nhập viện những tháng gần đây tăng. Nhiều bệnh nhân nhập viện đã ở tình trạng nặng. Bác sĩ Nguyễn Trung Tuyến, Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết: Năm nay có nhiều bệnh nhân nặng. Khi bệnh nhân nhập viện có hiện tượng cô đặc máu, tiểu cầu giảm sâu, có xuất hiện cả xuất huyết tiêu hóa, niêm mạc. SXH nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nặng như sốc do cô đặc máu, chảy máu do số lượng tiểu cầu giảm. Nhiều bệnh nhân sau khi cắt sốt, chủ quan nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh song thực ra đó mới là thời gian bệnh diễn biến nặng, tiểu cầu giảm, cô đặc máu mới rõ, rất dễ dẫn đến sốc. Tại Khoa Truyền nhiễm, việc điều trị được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Được sự quan tâm của ngành y tế, số thuốc dự trù điều trị tương đối đầy đủ, chỉ còn khó khăn về việc không có tiểu cầu để truyền cho người bệnh. Do đó, với những trường hợp nặng, nguy cơ chảy máu cao phải chuyển tuyến bởi các bệnh viện tuyến trên mới có tiểu cầu để truyền cho người bệnh. Hiện nay, với những bệnh nhân mắc SXH nhẹ, cơ địa khỏe mạnh, thời gian điều trị từ 5 - 7 ngày có thể xuất viện, song với bệnh nhân nặng thời gian điều trị dài hơn, có thể đến 15 ngày. Những trường hợp nặng phải dùng đến các thuốc chống sốc như cao phân tử hoặc truyền máu, các chế phẩm từ máu. Cán bộ y tế phải theo sát bệnh nhân, thậm chí có thể phải xét nghiệm hàng ngày để phát hiện diễn biến nặng sớm nhất, xử lý kịp thời, không để bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc, nguy cơ tử vong cao.
Những người bệnh, nhất là khi xuất hiện triệu chứng sốt thì phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời; không chủ quan nghĩ là cảm cúm, sốt thông thường để bệnh quá nặng. Hiện nay, SXH chưa có vắc-xin phòng bệnh, biện pháp chủ yếu, hữu hiệu nhất vẫn là phòng bệnh bằng cách tránh muỗi đốt, diệt lăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường, thu gom vật liệu phế thải, lật úp các dụng cụ chứa nước đọng - nơi muỗi đẻ trứng, bọ gậy phát triển... Không có muỗi, bọ gậy sẽ không có SXH. Bên cạnh đó, người dân cần tránh tâm lý chủ quan rằng mùa đông lạnh, ít muỗi nên không cần nằm màn khi ngủ bởi muỗi truyền bệnh SXH vẫn lưu hành quanh năm.
Thực tế hiện nay vẫn có tình trạng người dân khi bị sốt, mệt mỏi, không biết mình mắc SXH thường tự điều trị tại nhà, gọi người đến truyền dịch. Song, theo bác sĩ Nguyễn Trung Tuyến, điều này có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Bác sĩ Tuyến cho biết: Trong điều trị SXH, việc truyền dịch phải theo quy định chứ không được tự ý truyền như những bệnh cảm cúm thông thường. Nếu những bác sĩ không đúng chuyên khoa lại truyền dịch thì lúc đó cơ thể đang hấp thu dịch sẽ bị thừa dịch, có thể dẫn đến phù dịch cấp khiến bệnh nặng hơn. Vì thế, chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân mắc SXH nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cũng như những bệnh nhân khác, bệnh nhân SXH cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nhân viên y tế lật úp các dụng cụ chứa nước đọng phòng bệnh SXH.
Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Anh triển khai vắc xin mới điều trị 15 loại ung thư 02.05.2025 | 20:53 PM
- Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các cơ sở khám chữa bệnh 18.09.2024 | 16:23 PM
- Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa hè 31.05.2024 | 17:07 PM
- Đông Hưng: Thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học năm 2023 28.10.2023 | 18:42 PM
- Chủ động rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm không để dịch chồng dịch 16.03.2023 | 19:31 PM
- Tình hình dịch Covid-19 tuần qua 05.03.2023 | 20:43 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 11/2 11.02.2023 | 22:46 PM
- Truyền thông nha học đường "Chăm sóc sức khỏe răng, miệng" cho học sinh 31.10.2022 | 16:03 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/7 21.07.2022 | 18:41 PM
- Tình hình dịch Covid-19 đến ngày 21/5 21.05.2022 | 21:46 PM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam