Ngôi sao có thể trút mưa sao chổi xuống Trái Đất
Mô phỏng một ngôi sao bay trong vũ trụ.
Hiện nay, ngoài Mặt Trời, ngôi sao gần Trái Đất nhất là Proxima Centauri, nằm cách 4,25 năm ánh sáng. Nhưng trong khoảng một triệu năm nữa, Trái Đất sẽ có một hàng xóm mới ở gần hơn. Gliese 710 là ngôi sao nhỏ hiện nằm cách Trái Đất 62 năm ánh sáng trong chòm sao Serpens Cauda. Từ hai thập kỷ trước, giới khoa học đã biết Gliese 710 đang lao thẳng về phía hệ Mặt Trời. Trong 1,29 triệu năm nữa tính từ hiện nay, ngôi sao này sẽ nằm cách Trái Đất 0,06 năm ánh sáng.
Đối với Trái Đất, bản thân Gliese 710 không trực tiếp đe dọa chúng ta ở khoảng cách đó. Tuy nhiên, khoảng cách gần của ngôi sao vẫn gây ra tác động hủy diệt. Ở khoảng cách 0.06 năm ánh sáng, Gliese 710 sẽ bay qua đám mây Oort, tác động tới vô số sao chổi. Nhiều sao chổi trong số đó có thể bị bắn vào không gian sâu, lao nhanh qua vành trong hệ Mặt Trời.
"Với cùng số lượng, sao chổi sẽ gây ra thiệt hại lớn gấp 10 lần cho Trái Đất so với tiểu hành tinh", giáo sư Brad Gibson, giám đốc Trung tâm vật lý thiên văn ở Đại học Hull, cho biết. "Va chạm với sao chổi xảy ra thường xuyên hơn ở giai đoạn hình thành ban đầu của các hành tinh".
"Chỉ trong một triệu năm, ngôi sao giống Mặt Trời mang tên Gliese 710 sẽ tiến vào hệ Mặt Trời và bay qua đám mây Oort chứa nhiều sao chổi. Ảnh hưởng của hoạt động này là 10 triệu sao chổi sẽ trút xuống vành trong hệ Mặt Trời. Sao Mộc sẽ chắn lại phần lớn sao chổi, tương tự như năm 1994 khi ngăn lại sao chổi Shoemaker/Levy trước khi nó tới gần Trái Đất. Nhưng số lượng sao chổi quá lớn như vậy có khả năng phá hủy sinh quyển của chúng ta!", Gibson nói.
Hiện nay, giới khoa học vẫn đang theo dõi bầu trời để phát hiện bất kỳ tiểu hành tinh hoặc sao chổi nào có thể đe dọa hành tinh của chúng ta. "Tin tốt là những kính viễn vọng khảo sát được thiết kế để phát hiện cả tiểu hành tinh và sao chổi tiến về phía Trái Đất. Vì vậy, chúng ta có thể quan sát bất cứ thứ gì có nguy cơ va chạm với Trái Đất trên đường bay và cảnh báo sớm", Alan Fitzsimmons ở Trung tâm nghiên cứu vật lý thiên văn tại Đại học Queen, Belfast, chia sẻ.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam