Yên Bái tổ chức Festival trình diễn khèn Mông
Vẽ hoa văn bằng sáp ong của đồng bào H'Mông Mù Cang Chải. (Ảnh: THANH SƠN)
Lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc H'Mông Yên Bái.
Cụ thể như: Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Thanh âm giữa ngàn mây” gồm ba chương: “Khát vọng lời khèn”; “Âm vang trong mây ngàn” và “Tiếng khèn gọi mùa Xuân” diễn ra vào tối 23/12; trình diễn khèn Mông, không gian trưng bày văn hóa dân tộc H’Mông; giao lưu trình diễn di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc H’Mông; hội thi múa Khèn; hoạt động bay dù lượn tại đèo Khau Phạ; thưởng lãm hoa Tớ dày (đào rừng) đang vào độ nở rộ trên các triền núi.
Điểm nhấn trong đêm khai mạc là lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật khèn Mông, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người H’Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn.
Nghệ thuật khèn của đồng bào H’Mông được xếp vào loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng - Nghệ thuật trình diễn dân gian.
Khèn (tiếng H'Mông gọi là "Kềnh" hay "Khềnh") là nhạc cụ độc đáo, gắn liền với hình ảnh những chàng trai dân tộc H'Mông rắn rỏi, tài hoa hiên ngang giữa đại ngàn gió núi.
Cây khèn vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, đồng thời là nhạc khí linh thiêng kết nối giữa trần gian và thế giới tâm linh, cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, phản ánh sâu sắc những sắc thái tình cảm, tâm tư cuộc sống của dân tộc H'Mông.
Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người H'Mông được xếp vào loại hình tri thức dân gian.
Các họa tiết trên trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc H’Mông được làm từ sáp ong.
Nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của người H’Mông là sản phẩm của lao động thủ công, đồng thời mang giá trị tinh thần đầy tính biểu tượng, gắn với nhân sinh quan, vũ trụ quan của tộc người, là kết tinh của một hệ thống tri thức dân gian, phản ánh quá trình lịch sử, những cái nhìn sinh động về thế giới quan, về môi trường sống qua lăng kính của những người "họa sĩ bản làng"...
Các hoạt động hội thi múa khèn tốp giữa 5 địa phương có di sản nghệ thuật khèn Mông được diễn ra ngày 24/12. Các đội thi đến từ các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái) và các huyện Mường La, Bắc Yên (Sơn La).
Theo nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Phật tử khắp nơi đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm cung rước Xá lợi Đức Phật 14.05.2025 | 08:28 AM
- Làng quê thu nhỏ qua từng góc tiểu cảnh 25.03.2025 | 15:07 PM
- Đưa múa rối nước đến gần hơn với thế hệ trẻ 16.03.2025 | 09:59 AM
- Mâm cúng Thần Tài 2025 gồm những gì? 07.02.2025 | 08:43 AM
- Đưa học sinh trở về với tết cổ truyền 26.01.2025 | 09:39 AM
- Táo quân 2025 sẽ đến trong đêm Giao thừa năm nay! 26.12.2024 | 10:56 AM
- Đêm Gala “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn”: Đoàn kết là sức mạnh 21.12.2024 | 09:16 AM
- Vũ Thư tổ chức đêm hội hoa đăng tưởng niệm 1.008 năm ngày Thánh đản (1016 - 2024) 17.10.2024 | 10:47 AM
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 16.09.2024 | 21:16 PM
Xem tin theo ngày
-
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị