Dâng hương tưởng niệm 996 năm Ngày mất Đức vua Lý Thái Tổ
Các đoàn đại biểu và nhân dân thực hiện nghi thức dâng hương tưởng niệm Đức vua Lý Thái Tổ.
Tham gia dâng hương tưởng niệm có lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của thành phố; đại diện các quận, huyện, thị xã; nhân dân Thủ đô và du khách.
Tại buổi lễ, các đại biểu đã thực hiện nghi thức dâng hương, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đối với công ơn to lớn của Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn và các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; nguyện nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, tiếp tục cống hiến cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Đức vua Lý Thái Tổ là vị vua anh minh mở ra vương triều Lý, là vị vua có công với đất nước và với Thủ đô Hà Nội. Ông sinh năm 974, người hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là làng Dương Lôi, phường Tân Hồ, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Với tầm nhìn sáng suốt mang tính chiến lược, năm 1010, ông dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay), đổi tên là Thăng Long với khát vọng về một vận nước bền lâu, quốc gia thịnh vượng, phồn vinh, trăm dân, muôn họ được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Quyết định lịch sử, với tầm nhìn xa, trông rộng của một bậc minh vương kiệt xuất đã mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ của Kinh đô Thăng Long và quốc gia Đại Việt.
Trong thời gian trị vì (1009-1028), Đức vua Lý Thái Tổ đề ra nhiều chính sách sáng suốt phát triển đất nước về mọi mặt. Đặc biệt, tầm nhìn trong việc lựa chọn đất đóng đô đã đưa Lý Thái Tổ thành vị vua chói sáng nhất trong số các vị vua tài giỏi của lịch sử phong kiến Việt Nam. Trải qua hơn 1.000 năm biến động của lịch sử, Kinh đô Thăng Long - Thủ đô Hà Nội ngày nay vẫn luôn khẳng định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước.
Ngày giỗ Đức vua Lý Thái Tổ hằng năm là ngày nhân dân Thủ đô và cả nước thể hiện lòng thành kính tri ân Đức vua. Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và vì dân giữ nước, đồng thời, là cơ hội quảng bá ra thế giới về hình ảnh di sản Hoàng thành Thăng Long giá trị về vật thể, phi vật thể, đã tồn tại hàng nghìn năm.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Phật tử khắp nơi đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm cung rước Xá lợi Đức Phật 14.05.2025 | 08:28 AM
- Làng quê thu nhỏ qua từng góc tiểu cảnh 25.03.2025 | 15:07 PM
- Đưa múa rối nước đến gần hơn với thế hệ trẻ 16.03.2025 | 09:59 AM
- Mâm cúng Thần Tài 2025 gồm những gì? 07.02.2025 | 08:43 AM
- Đưa học sinh trở về với tết cổ truyền 26.01.2025 | 09:39 AM
- Táo quân 2025 sẽ đến trong đêm Giao thừa năm nay! 26.12.2024 | 10:56 AM
- Đêm Gala “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn”: Đoàn kết là sức mạnh 21.12.2024 | 09:16 AM
- Vũ Thư tổ chức đêm hội hoa đăng tưởng niệm 1.008 năm ngày Thánh đản (1016 - 2024) 17.10.2024 | 10:47 AM
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 16.09.2024 | 21:16 PM
Xem tin theo ngày
-
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị