Khám phá lịch sử hàng hải Việt Nam qua triển lãm trực tuyến "Hải cảng xưa"
Tài liệu trưng bày tại triển lãm trực tuyến. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Hàng hải Việt Nam (5/5/1965 - 5/5/2025).
Triển lãm trực tuyến “Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới” giới thiệu khoảng 200 tài liệu, hình ảnh đặc sắc về quá trình quy hoạch cảng biển, hải đăng cũng như hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố.
Triển lãm có 3 phần: Phần 1 “Hải cảng - Cửa ngõ giao thương và thâm nhập”; phần 2 “Hải đăng - Mắt thần canh biển”; phần 3 “Hải vận - Kết nối những chân trời”.
Trong không gian biển đảo được thiết kế công phu, triển lãm đưa người xem ghé thăm nhiều địa danh ở ba miền Bắc, Trung, Nam để cùng nhìn lại quá trình phát triển của các cửa ngõ quốc tế trên biển cũng như lịch sử những “con mắt” của đại dương xanh.
Theo thông tin từ Ban tổ chức, cảng biển không chỉ là cửa ngõ giao thương quan trọng. Trong lịch sử, các cường quốc còn lợi dụng vị trí chiến lược của cảng biển làm bàn đạp xâm chiếm thuộc địa. Từ trước thế kỷ XIX, thương nhân nước ngoài đã lui tới các cảng biển của Việt Nam để tiến hành buôn bán và thăm dò tình hình trong nước. Đây cũng là nơi các giáo sĩ nước ngoài cập bến trước khi thâm nhập vào nội địa để truyền giáo, mở đường cho sự can thiệp của các nước phương Tây vào Việt Nam.

Tài liệu trưng bày tại triển lãm trực tuyến. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Sau khi xâm chiếm nước ta, người Pháp từng tham vọng xây dựng hàng loạt hải cảng dọc bờ biển Đông như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hòn Gai-Cẩm Phả, Bến Thủy, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Hà Tiên… Đồng thời, hệ thống văn bản phục vụ công tác quản lý và vận hành cảng biển cũng từng bước được hoàn thiện.
Cùng với mạng lưới hải cảng, hải đăng có vai trò then chốt trong việc giúp tàu thuyền ngoài khơi định hướng, báo hiệu dẫn luồng, chỉ dẫn vị trí có chướng ngại vật ngầm nguy hiểm…
Tài liệu Châu bản cho thấy, triều đình nhà Nguyễn đã quan tâm đến việc xây dựng, tôn tạo hải đăng phục vụ hoạt động của tàu thuyền. Sang đến thời Pháp, hệ thống hải đăng được xây dựng hàng loạt, góp phần phát triển hạ tầng hàng hải, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khai thác thuộc địa.

Tài liệu trưng bày tại triển lãm trực tuyến. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng gồm hệ thống hải cảng, hải đăng liên kết với hệ thống đường bộ, đường sắt đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương.
Các công ty vận tải biển lớn của Pháp, đặc biệt là hai công ty Messageries Maritimes và Chargeur Réunis, đã phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này nhờ các hợp đồng vận chuyển nhân lực và hàng hóa giữa Đông Dương và chính quốc cũng như cho các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Theo: hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Phật tử khắp nơi đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm cung rước Xá lợi Đức Phật 14.05.2025 | 08:28 AM
- Làng quê thu nhỏ qua từng góc tiểu cảnh 25.03.2025 | 15:07 PM
- Đưa múa rối nước đến gần hơn với thế hệ trẻ 16.03.2025 | 09:59 AM
- Mâm cúng Thần Tài 2025 gồm những gì? 07.02.2025 | 08:43 AM
- Đưa học sinh trở về với tết cổ truyền 26.01.2025 | 09:39 AM
- Táo quân 2025 sẽ đến trong đêm Giao thừa năm nay! 26.12.2024 | 10:56 AM
- Đêm Gala “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn”: Đoàn kết là sức mạnh 21.12.2024 | 09:16 AM
- Vũ Thư tổ chức đêm hội hoa đăng tưởng niệm 1.008 năm ngày Thánh đản (1016 - 2024) 17.10.2024 | 10:47 AM
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 16.09.2024 | 21:16 PM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả