Tàu đổ bộ của Nhật Bản 'chết' trên Mặt Trăng
Tàu đổ bộ SLIM màu vàng trên bề mặt Mặt Trăng. Ảnh: JAXA/Takara Tomy/Sony Group/ Đại học Doshisha/AFP
"Chúng tôi đánh giá rằng không có triển vọng khôi phục liên lạc với Tàu đổ bộ Thông minh Điều tra Mặt Trăng (SLIM), và vào khoảng 22h40 (20h40 giờ Hà Nội) ngày 23/8, chúng tôi đã gửi lệnh dừng hoạt động của SLIM", JAXA cho biết trong thông báo mới.
SLIM, hay Moon Sniper, hạ cánh thành công trên Mặt Trăng lúc 22h20 ngày 19/1 (giờ Hà Nội), giúp Nhật Bản trở thành nước thứ 5 đưa tàu đáp xuống nhẹ nhàng trên thiên thể này. Giờ đây, khoảng 8 tháng sau khi thực hiện chuyến đổ bộ lịch sử, nhiệm vụ của SLIM đã chấm dứt. Lần cuối cùng SLIM liên lạc với Trái Đất là cuối tháng 4, nhưng con tàu đã hoạt động được lâu hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.
Cuộc đổ bộ của SLIM đã làm nên lịch sử, nhưng tàu hạ cánh nghiêng khiến lượng ánh sáng Mặt Trời nhận được giảm đi đáng kể. Do đó, con tàu phải hoạt động bằng pin ngay lập tức thay vì năng lượng Mặt Trời như kế hoạch.
Tuy nhiên, mục tiêu chính của SLIM đã hoàn thành: Chứng minh khả năng hạ cánh xuống một thiên thể với độ chính xác đáng kinh ngạc. Vùng hạ cánh hình elip của nó bao quanh một điểm chỉ định với khoảng cách 100 m, nhỏ hơn nhiều so với khoảng cách thông thường là vài km. Tàu Apollo 11 của NASA có vùng hạ cánh hình elip với kích thước lên tới 20 km x 5 km.
"Độ chính xác khi hạ cánh được đánh giá với sai số vị trí khoảng 10 m so với điểm chỉ định, xác nhận chuyến hạ cánh chính xác thành công đầu tiên trên thế giới. Camera đa dải sóng (MBC) đã thực hiện thành công các quan sát quang phổ ở 10 dải bước sóng trên 10 khối đá, vượt quá kỳ vọng. Hơn nữa, con tàu đã được xác nhận là tồn tại qua 3 đêm Mặt Trăng (tương đương khoảng 6 tuần trên Trái Đất với thời tiết cực lạnh) và vẫn hoạt động, thể hiện kết quả vượt xa các mục tiêu ban đầu", JAXA cho biết.
Lần cuối cùng JAXA liên lạc được với SLIM là vào ngày 28/4. Trong 4 tháng qua, nhiều nỗ lực được thực hiện để thiết lập lại liên lạc với tàu đổ bộ, lần gần nhất là vào tuần trước, và đều thất bại. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học thú vị vẫn diễn ra kể cả khi không có phản hồi từ con tàu.
NASA đã thử nghiệm Mạng lưới Gương phản xạ ngược Laser bằng cách dùng Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt Trăng (LRO) để chiếu laser vào SLIM. Trong tương lai, công nghệ này có thể giúp xác định vị trí chính xác của những vật thể hoặc cơ sở trên Mặt Trăng và cung cấp địa điểm để hạ cánh với sai lệch cực nhỏ.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva
- Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên
- Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ?
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam