Nguồn nước TP Hồ Chí Minh đang đối diện với nhiều thách thức
Nhà máy cấp nước Tân Hiệp (huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) lấy nguồn nước thô từ huyện Củ Chi, có công suất phát nước gần 300 nghìn m3/ngày.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan: Hiện nay, nguồn nước của thành phố được khai thác từ hệ thống sông Sài Gòn-Đồng Nai nhưng TP Hồ Chí Minh lại nằm phía cuối lưu vực nên còn tồn tại rất nhiều khó khăn đối với nguồn nước thô như: vấn đề ô nhiễm nguồn nước do tác động của sự phát triển kinh tế-xã hội dọc theo hệ thống sông Sài Gòn-Đồng Nai; tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến nguồn nước cung cấp cho thành phố; thiếu khả năng dự phòng để ứng phó với diễn biến bất ngờ của nguồn nước thô. Tất cả những yếu tố này sẽ gây mất an toàn cấp nước của TP Hồ Chí Minh trong tương lai.
Kết quả điều tra mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy, chất lượng nước sông Sài Gòn từ Hoá An về Cát Lái đang bị ô nhiễm vi sinh rất nghiêm trọng và đang bị ô nhiễm nhẹ dầu mỡ. Trong đó, nước của sông Sài Gòn ở phần thượng nguồn từ Bình Phước trở lên đạt tiêu chuẩn nguồn loại A và từ Bình Phước trở xuống đến điểm đổ ra sông Đồng Nai nước chỉ đạt chuẩn nguồn loại B, nước sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm vi sinh cao. Còn Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) nhận định: Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước đã tăng cường nhiều giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước nhưng chất lượng nước mặt sông Đồng Nai, đặc biệt là sông Sài Gòn nhìn chung biến động và có xu hướng xấu hơn. Các chỉ tiêu như ammonia, hữu cơ, vi sinh, mangan… trong nước sông Sài Gòn ngày càng tăng.
Cùng với những thách thức về ô nhiễm nguồn nước do quá trình phát triển kinh tế-xã hội, tác động của quá trình biến đổi khí hậu, nhiều vướng mắc tồn tại liên quan đến nguồn vốn đầu tư phát triển mạng lưới, hạ tầng cấp nước và công tác vận hành, sự bất cập trong quy hoạch cấp nước… đã được các đơn vị quản lý đặt ra cần được chính quyền thành phố nghiên cứu sớm giải quyết.
Trong đó, Sawaco đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh sớm có chủ trương cho điều chỉnh quy hoạch cấp nước, bổ sung các hạng mục cần thiết để có cơ sở thực hiện; đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh sớm ban hành Quyết định phê duyệt phương án giá nước lộ trình 2019-2022 để bảo đảm tài chính cần thiết cho hoạt động cấp nước và đầu tư phát triển hệ thống cấp nước trước thực tế các khó khăn, bất cập hiện nay.
Tính đến tháng 9-2019, tổng công suất cấp nước tại TP Hồ Chí Minh đạt 2,4 triệu m3/ngày với tỷ lệ hộ dân thành phố được cấp nước sạch là 100%, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng nước cho người dân thành phố trong sản xuất và sinh hoạt. Theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025 tổng công suất cấp nước của thành phố là 3,7 triệu m3/ngày.
Theo nhandan.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Quỳnh Phụ: Bảo đảm nguồn nước sạch cho người dân 26.09.2023 | 09:32 AM
- Khắc phục khó khăn, bảo đảm cấp nước ổn định mùa nắng nóng 25.07.2023 | 10:29 AM
- Cấp nước sạch an toàn, ổn định 19.01.2023 | 02:55 AM
- Phổ biến các quy định của Bộ Y tế về quản lý chất lượng nước tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sạch 25.04.2022 | 17:41 PM
- Công ty Mỹ Hưng cần khẩn trương cung cấp nước ổn định cho 2 xã An Thanh, An Mỹ 19.07.2021 | 09:42 AM
- Bể nước thắm tình quân dân 19.07.2021 | 10:17 AM
- Đưa nước sạch đô thị về nông thôn 16.07.2021 | 09:39 AM
- Nước sạch nghĩa tình 13.07.2021 | 18:03 PM
- Giúp đồng bào được sử dụng nước sạch 12.07.2021 | 08:36 AM
- Người Êđê giữ bến nước như mạch sống buôn làng 08.07.2021 | 20:50 PM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả