Vì sao người dùng không còn được đăng ký sim online?
Một người dùng kiểm tra thông tin trong CCCD với ứng dụng của nhà mạng.
Từ giữa tháng 10, một số nhà mạng như Wintel, Itel, VNSky thông báo tới người dùng về việc ngừng đăng ký thông tin thuê bao và kích hoạt sim qua hình thức online. Tuần trước, Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ra văn bản đề nghị các doanh nghiệp còn lại dừng toàn bộ việc sử dụng ứng dụng, phần mềm trực tuyến để chuẩn hóa thông tin thuê bao di động.
Trả lời VnExpress ngày 7/11, đại diện Cục Viễn thông cho biết hiện nay quy định của pháp luật chưa cho phép triển khai đăng ký sim theo hình thức online. "Việc các nhà mạng không triển khai đăng ký sim trực tuyến là phù hợp với quy định hiện hành", ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Viễn thông, nói.
Trước đó, việc sử dụng phần mềm trực tuyến để rà soát, chuẩn hóa thông tin thuê bao di động được Cục Viễn thông thí điểm từ cuối 2022. Giải pháp được đánh giá đem lại nhiều thuận lợi cho người dùng, đặc biệt trong quá trình chuẩn hóa thông tin thuê bao hồi giữa năm, giúp người dùng không cần đến điểm giao dịch của nhà mạng. Tuy nhiên, việc xác thực online cũng tiềm ẩn nguy cơ bị lợi dụng để đăng ký sim không chính chủ và là một trong những nguyên nhân của sim rác.
Trong bối cảnh nhà mạng cam kết ngừng bán sim qua kênh đại lý, việc dừng xác thực trực tuyến cũng khiến một số nhà mạng gặp khó khăn khi mở rộng thuê bao nếu có ít điểm giao dịch trực tiếp.
Theo đại diện một nhà mạng, đăng ký thuê bao online tạo thuận lợi cho người dùng và nhà cung cấp. Để thực hiện một cách an toàn, Bộ có thể yêu cầu các nhà mạng phải đảm bảo điều kiện như kết nối để đối soát với cơ sở dữ liệu dân cư của Bộ Công an, sử dụng giải pháp eKYC xác thực người dùng. "Nếu cần thiết, có thể tiến hành thêm bước nữa là sử dụng video call để kiểm tra có đúng chính chủ đăng ký sim hay không", người này cho biết.
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đang nghiên cứu đề xuất của các doanh nghiệp viễn thông về việc cho phép đăng ký thông tin thuê bao trực tuyến, từ đó sẽ đề xuất Chính phủ xem xét, sửa đổi Nghị định 49, sau khi Luật Viễn thông sửa đổi chính thức được ban hành.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Nokia chuẩn bị triển khai 5G tại Việt Nam 24.09.2024 | 13:58 PM
- Sinh động các chương trình trực tiếp tại Fanpage Báo Tuyên Quang online 03.01.2023 | 08:16 AM
- Thực hiện quy định về chuẩn hóa thông tin thuê bao di động 31.03.2023 | 16:13 PM
- Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn 09.10.2022 | 21:42 PM
- Sở Thông tin và Truyền thông: Diễn tập ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng năm 2022 04.10.2022 | 17:30 PM
- Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng internet an toàn và hiệu quả 05.08.2022 | 08:27 AM
- Người dùng nên cập nhật Chrome 92 ngay để vá 9 lỗ hổng nghiêm trọng 21.08.2021 | 15:47 PM
- UBND tỉnh nghe báo cáo dự thảo đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 21.07.2021 | 19:16 PM
- Thiết bị đầu tiên chuyển suy nghĩ thành câu nói 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tại sao không gộp các ứng dụng chống dịch thành một 'super app' 19.07.2021 | 09:48 AM
Xem tin theo ngày
-
Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ?
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia