Làm thế nào để giảm tác động của sóng điện thoại lên cơ thể?
Chuyên gia khuyến nghị không nên áp điện thoại sát tai khi nghe gọi để giảm tiếp xúc với năng lượng RF.
Theo Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Khoa học và Công nghệ, việc giữ khoảng cách giữa điện thoại và cơ thể – như đặt thiết bị cách tai một khoảng nhất định hoặc cất trong túi, cặp khi không sử dụng – có thể giúp giảm thiểu đáng kể mức năng lượng bức xạ mà cơ thể hấp thụ.
Điện thoại di động hoạt động bằng cách phát và nhận tín hiệu từ các trạm thu phát sóng. Khi phát tín hiệu, thiết bị phát ra năng lượng tần số vô tuyến (RF) – một dạng bức xạ điện từ – từ ăng-ten của điện thoại theo mọi hướng, bao gồm cả phía đầu và cơ thể người dùng. Ngay cả khi kết nối qua Wi-Fi hoặc Bluetooth, thiết bị vẫn phát ra năng lượng RF, dù ở mức thấp hơn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, khi sử dụng điện thoại, các mô trong cơ thể người có thể bị gia tăng nhiệt độ do hấp thụ năng lượng RF. Nghiên cứu của Ủy ban quốc tế về tác động sinh học của trường điện từ cho thấy: với tần số 900 MHz, nếu điện thoại đặt sát đầu (0 cm), 66% năng lượng RF được hấp thụ qua bàn tay, 28% qua đầu và chỉ 6% được phát ra để phục vụ liên lạc.
Khi điện thoại cách đầu 2 cm, tỷ lệ năng lượng hấp thụ thay đổi thành 74% qua tay, 14% qua đầu và 12% được phát xạ cho mục đích liên lạc. Ở khoảng cách 6 cm, các tỷ lệ lần lượt là 75%, 6% và 19%.
Cục Tần số vô tuyến điện cho biết năng lượng RF không mạnh hoặc nguy hiểm như các loại bức xạ ion hóa khác như tia X hay tia cực tím (UV) từ mặt trời. Tuy nhiên, người dùng vẫn được khuyến nghị thay đổi thói quen sử dụng thiết bị di động nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với sức khỏe.
Cách đơn giản nhất để giảm tác động của sóng điện thoại là giữ thiết bị cách xa cơ thể. "Để điện thoại cách cơ thể vài chục cm, hoặc đặt trong túi xách, cặp hoặc ba lô, khi không dùng có thể giảm đáng kể mức năng lượng RF hấp thụ", đại diện Cục Tần số vô tuyến điện khuyến nghị.
Khi thực hiện cuộc gọi, người dùng cũng nên giữ điện thoại cách tai một khoảng nhất định thay vì áp sát. Trong một số trường hợp, nên sử dụng loa ngoài hoặc tai nghe để hạn chế tiếp xúc trực tiếp.
Ngoài ra, cần tránh sử dụng điện thoại trong điều kiện tín hiệu yếu (chỉ còn 1-2 vạch sóng), khi đang di chuyển nhanh hoặc khi tải, xem các nội dung dung lượng lớn. Đây là những thời điểm thiết bị phát ra năng lượng RF mạnh hơn bình thường.
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cảnh báo, nhiều thiết bị được quảng cáo là có khả năng chắn bức xạ thực chất có thể khiến điện thoại phải hoạt động mạnh hơn để duy trì kết nối, từ đó phát ra nhiều năng lượng RF hơn. Điều này không những không giúp giảm phơi nhiễm sóng điện từ mà còn làm tăng nguy cơ tiếp xúc. Vì vậy, người dùng được khuyến cáo nên tránh sử dụng các sản phẩm chống bức xạ không rõ nguồn gốc.
Cục Tần số vô tuyến điện lưu ý, dù hiện chưa có bằng chứng xác thực về mức độ nguy hại của năng lượng RF đối với sức khỏe con người, việc thay đổi những thói quen nhỏ trong quá trình sử dụng thiết bị vẫn là cách cần thiết để giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn.
Từ phía nhà sản xuất, một số hãng điện thoại cũng đã chủ động tích hợp các công nghệ nhằm hạn chế phát xạ, như tính năng tự động ngắt sóng khi thiết bị đặt gần cơ thể, hoặc thiết kế hệ thống ăng-ten để tránh phát xạ trực tiếp vào vùng đầu của người dùng.
Theo: vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Nokia chuẩn bị triển khai 5G tại Việt Nam 24.09.2024 | 13:58 PM
- Sinh động các chương trình trực tiếp tại Fanpage Báo Tuyên Quang online 03.01.2023 | 08:16 AM
- Thực hiện quy định về chuẩn hóa thông tin thuê bao di động 31.03.2023 | 16:13 PM
- Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn 09.10.2022 | 21:42 PM
- Sở Thông tin và Truyền thông: Diễn tập ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng năm 2022 04.10.2022 | 17:30 PM
- Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng internet an toàn và hiệu quả 05.08.2022 | 08:27 AM
- Người dùng nên cập nhật Chrome 92 ngay để vá 9 lỗ hổng nghiêm trọng 21.08.2021 | 15:47 PM
- UBND tỉnh nghe báo cáo dự thảo đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 21.07.2021 | 19:16 PM
- Thiết bị đầu tiên chuyển suy nghĩ thành câu nói 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tại sao không gộp các ứng dụng chống dịch thành một 'super app' 19.07.2021 | 09:48 AM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy dâng hương tưởng niệm các anh hùng, người có công với cách mạng, tướng lĩnh Quân đội quê Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
- Tuyên dương nạn nhân chất độc da cam điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác lấy ý kiến nhân dân về đề án hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã tại một số địa phương
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra việc lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã