Độc đáo lễ hội phá trằm bắt cá ở Quảng Trị
Vui mừng khi bắt được cá trong lễ hội.
Dụng cụ người dân mang theo tham gia lễ hội như chơm, rớ, vợt, rổ, rá cùng oi đựng cá. Hàng trăm người dân chỉ được phép xuống trằm bắt cá sau khi các cụ cao niên của làng thực hiện xong phần lễ cáo giang sơn. Lễ hội phá trằm của làng Trà Lộc, nhưng người dân của làng khác và du khách cũng được tham gia lội bùn bắt cá.
Nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử Lê Đức Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý di tích và bảo tàng tỉnh Quảng Trị cho biết, trằm Trà Lộc tọa lạc giữa một vùng tiếp giáp các đồi cát và đồng bằng ruộng trũng; nơi hội tụ các mạch nước từ trong các đồi cát tiết ra, dẫn về theo vô số các lạch nhỏ, có rất nhiều cá, tôm sinh sống, nhiều nhất vẫn là cá lóc, cá rô và diếc…
Lễ hội độc đáo này là hoạt động văn hóa của làng Trà Lộc gần 500 năm nay. Hằng năm các cụ cao niên trong làng chọn ra một ngày trung tuần tháng Bảy âm lịch tổ chức lễ hội. Gần đây, ngày đó được các cao niên tính toán phù hợp hơn, có thời gian từ trung tuần tháng này trở về cuối, nhưng phải đúng vào ngày cuối tuần để không chỉ người dân, mà còn con em của làng đang học tập, công tác muôn nơi có thời gian về quê cùng tham gia lễ hội.
Một góc của lễ hội phá trằm Trà Lộc.
Trước ngày phá trằm, trưởng làng phải thông tin sự kiện này rộng rãi để mọi người biết cùng tham gia. Ngoài quan niệm dự lễ hội phá trằm để lấy lộc; cải thiện bữa ăn cho dân làng; phá trằm còn là dịp để nạo vét, vệ sinh, thay đổi nước để cảnh quan trong hồ luôn được trong sạch. Người dân và du khách chỉ được dùng tay và các dụng cụ như chơm, lưới, vợt, rổ, rá…bắt cá, chứ không được dùng xung điện.
Càng đến gần trưa, nước giữa lòng trằm cạn dần, người tham gia phá trằm càng đông hơn, tạo nên không khí huyên náo, vui từng bừng cả vùng. Trằm Trà Lộc có diện tích mặt nước khoảng 10 ha giữa chung quanh là rừng nguyên sinh và thảm thực vật rộng chừng 100 ha; có vị trí cách quốc lộ 1 từ thị xã Quảng Trị về hướng đông - nam khoảng 5 km, ngày nay được biết đến là khu du lịch sinh thái được du khách yêu thích.
Theo nhandan.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2025 09.03.2025 | 18:18 PM
- Khai mạc lễ hội đền Rèm 28.02.2025 | 16:25 PM
- Gần 350 vận động viên nữ tham gia hội thi kéo co tại lễ hội đền Trần 14.02.2025 | 17:30 PM
- Thi têm trầu cánh phượng tại lễ hội đền Trần 13.02.2025 | 15:57 PM
- Hơn 1.000 người tham gia rước nước tại lễ hội đền Trần 10.02.2025 | 21:08 PM
- Lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần 10.02.2025 | 15:12 PM
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
Xem tin theo ngày
-
Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử
- Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
- Công an tỉnh Thái Bình giành giải nhất toàn đoàn hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vòng 2 - khu vực II
- Hội đồng chấp hành UNESCO thông qua quyết định khuyến nghị vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn
- UNESCO phê duyệt khuyến nghị kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn
- Thái Bình giới thiệu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn và các tiềm năng hợp tác tại Pháp
- UBND tỉnh: Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ Pháp tại Việt Nam
- Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII