Lễ hội Trà hoa vàng lần thứ III sẽ diễn ra vào cuối tháng 12
Trà hoa vàng.
Điểm nhấn của Lễ hội Trà hoa vàng Ba Chẽ năm nay là việc công bố về công dụng của các hoạt chất có trong Trà hoa vàng do các chuyên gia Hà Lan cùng với Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu và thực hiện.
Trong khuôn khổ của Lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng trên 200 cây trà đẹp nhất được lựa chọn từ các trang trại, rừng trà, vườn trà trên địa bàn huyện. Đồng thời, du khách có thể mua sắm, trải nghiệm các sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc hữu của các địa phương, đơn vị ở 25 gian trưng bày.
Tại Lễ hội năm nay, huyện Ba Chẽ cũng sẽ tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia Miếu Ông – Miếu Bà. Đây là di tích thuộc xã Nam Sơn, cách cầu Ba Chẽ gần 1km. Di tích Miếu Ông gắn liền với sự kiện Vua Trần Nhân Tông, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn khi tạm lánh ở sông Ba Chẽ đầu năm 1285 để chuẩn bị chiến đấu chống giặc Nguyên Mông lần 2. Đối diện với Miếu Ông bên kia sông là Miếu Bà, thờ Mẫu Thượng Ngàn (bà chúa của rừng xanh).
Di tích Quốc gia Miếu Ông.
Ngay sau ngày khai mạc Hội Trà hoa vàng, Lễ hội Bàn Vương – một lễ hội cổ truyền quan trọng trong đời sống tâm linh người Dao cũng sẽ được phục dựng vào ngày 27/12.
Lễ hội Bàn Vương năm nay với chủ đề“Tiếng gọi tổ tiên nơi cửa biển”sẽ tái hiện lại hành trình “Vượt biển” của người Dao đến vùng đất mới trên 12 con thuyền tượng trưng cho 12 dòng họ của người Dao… để lập nghiệp; nghi lễ tưởng nhớ công ơn ông tổ Bàn Vương – thủy tổ của người Dao; các hoạt động cộng đồng, văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian các dân tộc và đặc biệt là sự quy tụ của rất nhiều nhóm dân tộc Dao ở nhiều địa phương khác như: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ…
Việc phục dựng và tổ chức lễ hội là một phần nội dung trong thực hiện Đề án “Bảo tồn di sản vănhóa dân tộc Dao tại thôn Sơn Hải”; Quảng bá tiềm năng du lịch thông qua đặc trưng văn hóa và nét đẹp trong trang phục, nghi lễ, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa của các dân tộc của huyện Ba Chẽ. Hoạt động trên còn là cầu nối giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa nghệ nhân dân gian trong và ngoài huyện.
Theo baodantoc.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lễ dâng hương tưởng niệm 1982 năm ngày hóa của Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục 14.04.2025 | 16:12 PM
- Khai mạc lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2025 09.03.2025 | 18:18 PM
- Khai mạc lễ hội đền Rèm 28.02.2025 | 16:25 PM
- Gần 350 vận động viên nữ tham gia hội thi kéo co tại lễ hội đền Trần 14.02.2025 | 17:30 PM
- Thi têm trầu cánh phượng tại lễ hội đền Trần 13.02.2025 | 15:57 PM
- Hơn 1.000 người tham gia rước nước tại lễ hội đền Trần 10.02.2025 | 21:08 PM
- Lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần 10.02.2025 | 15:12 PM
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
Xem tin theo ngày
-
Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử
- Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
- Công an tỉnh Thái Bình giành giải nhất toàn đoàn hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vòng 2 - khu vực II
- Hội đồng chấp hành UNESCO thông qua quyết định khuyến nghị vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn