Những lễ hội đặc sắc ở Lạng Sơn
Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa
Diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng hằng năm, Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa (hay Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ) được hình thành từ thế kỷ XVII.

Lễ hội bắt nguồn từ truyền thuyết về vị quan Tuần Tranh của nhà Trần, do bị oan khuất đã tự vẫn tại sông Kỳ Cùng. Khi được cử lên xứ Lạng, vị tướng thời Hậu Lê là Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài đã viết sớ tâu vua, minh oan cho quan Tuần Tranh. Thân Công Tài cũng là người lập nên phố chợ Kỳ Lừa - trung tâm giao thương, trao đổi hàng hóa sầm uất với Trung Quốc.
Để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân, hằng năm, Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa được tổ chức với nghi thức rước kiệu từ đền Kỳ Cùng (phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn) lên đền Tả Phủ (phường Hoàng Văn Thụ). Tâm điểm của lễ hội là tục cướp đầu pháo cầu may.
Lễ hội Lồng thồng Bủng Kham
Lễ hội Lồng thồng Bủng Kham (lễ hội Bủng Kham) được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng tại xã Đại Đồng (huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn).

Lễ hội nhằm cầu mong các vị thần nông, thần hoàng trùng (vua sâu bọ) và 7 nàng tiên phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt... Nét đặc sắc nhất là tục cấy lúa, trò gieo lộc và thụ lộc.
Sau khi xuống đồng cấy lúa, người dân háo hức tham gia trò gieo lộc. Họ chờ đợi để nhặt thật nhiều lộc do thầy mo đóng vai thần nông, đứng trên chòi cao vãi lộc (là bỏng ngô, bỏng nếp và thóc giống) xuống.
Lễ hội Ná Nhèm
Lễ hội Ná Nhèm (lễ hội Mặt nhọ) của người Tày ở xã Trấn Yên (huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng hằng năm. Lễ hội gắn với nghi thức thờ cúng Thành hoàng, đức thánh Cao Sơn Quý Minh cùng sự tích đánh giặc giữ làng.

Tham gia lễ hội, những người được phân công sẽ hóa trang thành giặc Sấc Tài Ngàn - là 12 tên cướp đã đến cướp bóc, bị đánh đuổi rồi chết tại đây. Họ phải bôi nhọ mặt để đánh lạc hướng những hồn ma giặc không nhận ra mà trả thù, quấy nhiễu dân làng.
Sau khi thầy mo làm lễ mời các vị thần linh về dự hội là tục hèm đánh trận của quân sĩ. Tâm điểm của lễ hội là nghi thức rước sinh thực khí nam (tàng thinh) và sinh thực khí nữ (mặt nguyệt), biểu tượng hòa hợp âm - dương, thể hiện mong ước sinh sôi nảy nở, con cháu đông đúc.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2025 09.03.2025 | 18:18 PM
- Khai mạc lễ hội đền Rèm 28.02.2025 | 16:25 PM
- Gần 350 vận động viên nữ tham gia hội thi kéo co tại lễ hội đền Trần 14.02.2025 | 17:30 PM
- Thi têm trầu cánh phượng tại lễ hội đền Trần 13.02.2025 | 15:57 PM
- Hơn 1.000 người tham gia rước nước tại lễ hội đền Trần 10.02.2025 | 21:08 PM
- Lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần 10.02.2025 | 15:12 PM
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia
- Tập đoàn ThaiBinh Seed đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống cây trồng
- Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới