Thời hoàng kim của con ngao có trở lại?!
Nông dân xã Nam Thịnh chuyển ngao giống sang bãi nuôi thương phẩm.
Một thời hoàng kim
Huyện Tiền Hải có diện tích ao, đầm, vây NTTS nước mặn, lợ, ngọt là 4.423 ha. Thành công của mô hình nuôi ngao mở ra một hướng đi mới về giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Trong nuôi ngao, khâu đầu tư lớn nhất là đầm bãi, để có 1 ha bãi đạt tiêu chuẩn phải mất cả trăm triệu đồng, bãi tốt lên tới tiền tỷ. Tiếp đến là đầu tư tiền giống, vây, cọc, lều, bạt, công thuê trông coi, thu hoạch... Chăm sóc ngao không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng cũng rất vất vả. Những vùng bãi cao, gặp ngày nắng nóng, triều rút, không thể để thời gian phơi bãi dài, người nuôi phải kéo đường điện dài mấy cây số để bơm nước tưới cho ngao hoặc dùng bạt che nắng cho chúng. Ngày mưa bão, do sợ bị mất cắp, nhiều hộ nuôi liều cả tính mạng, trốn tránh cơ quan chức năng, bám chòi canh coi. Đầu tư tiền của lớn, công sức vất vả đêm hôm nhưng nghề nuôi ngao vẫn thịnh và phát triển bởi cho thu nhập “siêu lợi nhuận”. ít người nuôi tiết lộ số liệu lãi về nuôi ngao, nhưng theo một số hộ kinh doanh ngao, nếu thuận thời tiết, ngao có thể lãi 70-100%/năm. Mỗi lứa ngao tùy theo kích cỡ mà thời gian nuôi từ 12 đến 15 tháng, mỗi hec ta cho thu hoạch khoảng 50 tấn, tương ứng giá trị 10 ha trồng lúa. Hàng chục hộ nuôi ở Nam Thịnh, Đông Minh đã phất lên từ ngao, bước lên hàng “đại gia”, ở Tiền Hải từng có một thôn cùng một lúc 4 “đại gia” lên Hà Nội đặt mua 4 chiếc Camry nguyên hộp trị giá tiền tỷ do trúng mùa ngao. Năm 2011, diện tích nuôi ngao của Tiền Hải là 1.380 ha, đạt sản lượng 32.000 tấn, cho giá trị theo giá hiện hành 704 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 3.500 lao động. Chúng tôi về xã Nam Thịnh, Chủ tịch UBND xã Trần Thị Thủy cho biết, năm 2011 kinh tế biển của xã góp phần đưa giá trị sản xuất bình quân đầu người lên 68,6 triệu đồng/năm.
Cần một hướng phát triển bền vững
Thời gian gần đây, tiêu thụ ngao chững lại, gây tâm lý e ngại, hoang mang trong một số hộ nuôi. Tìm hiểu chúng tôi được biết do phía Trung Quốc không nhập hàng nên lượng ngao tồn đọng. Theo Kỹ sư Đỗ Mạnh Toàn, phòng NN&PTNN huyện, ngao kích cỡ trung bình có thời điểm lên tới 23.500 đ/kg, khi xuống giá chỉ còn 15.000đ/kg, mà cũng rất khó bán. Những hộ nuôi ở xã Đông Minh cho biết, sản lượng nuôi 6 tháng đầu năm nay toàn xã đạt khoảng 30 nghìn tấn, đã ứ đọng lại thêm nỗi lo thời tiết bất thường, môi trường dịch bệnh đe dọa. Xã có 2-3 đầu mối thu gom chuyển ngao bán sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) theo đường tiểu ngạch. Chủ hàng liên hệ qua điện thoại với mối hàng Trung Quốc, trao đổi số lượng, chủng loại, giá thành sau đó vận chuyển hàng đến cửa khẩu, thương nhân Trung Quốc đón hàng và giao tiền tại cửa khẩu. Liên hệ được với một chủ gom lớn, ông Th. (Đông Minh) xác nhận có việc đình trệ thu mua ngao tại cửa khẩu.
Cuối tháng 8 giá đã nhích lên, khoảng 16 nghìn đồng/kg, nhưng yêu cầu chỉ nhập loại ngao kích cỡ dưới 70 con/kg chứ không chấp nhận các chủng loại như trước. Khi được hỏi về hình thức giao dịch, ông Th. trả lời chỉ là mua đứt, bán đoạn, không có hợp đồng ràng buộc. Ông Th. cũng như những chủ gom hàng đều biết việc mua bán phụ thuộc nhiều vào phía Trung Quốc nhưng cũng chẳng có cách nào. Ông Đ. (Nam Trung) người đã từng buôn bán máy nổ, phụ tùng nông nghiệp Trung Quốc nhiều năm, nay chuyển sang buôn ngao nên sành sỏi hơn các bạn buôn khác, ông khẳng định phía Trung Quốc luôn làm chủ cục diện, nhất là phần giá. Các thương nhân Trung Quốc cũng bài bản, kinh nghiệm hơn phía ta, do bên ta xuất thân chủ yếu là nông dân đi làm kinh tế. Họ hay có chiêu mua giá thật cao, khi Việt Nam tập trung sản xuất mặt hàng đó là giảm mua, đình mua, khi thu mua trở lại rất khắt khe về chủng loại, chất lượng... trong khi trước đó những yếu tố này ít đề cập tới.
Không thể phủ nhận hiệu quả kinh tế mà con ngao mang lại trong phát triển kinh tế của huyện và người dân Tiền Hải, song những tín hiệu đầu đã phát ra cảnh báo trong việc quá phụ thuộc vào một thị trường. Theo số liệu, ngao Tiền Hải được xuất sang Nhật, EU, thị trường nội địa chủ yếu là miền
Bài, ảnh: Phan Lợi
Tin cùng chuyên mục
- Thái Bình - phá thế ốc đảo, tạo liên kết vùng, đột phá phát triển kinh tế - xã hội 21.03.2025 | 08:38 AM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình và việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng ở huyện Đông Hưng
- Phát động tháng công nhân, tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao với nội dung Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với số phiếu tuyệt đối 100%
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh