Nông dân Vũ Lạc Xót xa nhìn bão “cướp” thành quả trên tay
Nông dân xã Vũ Lạc (Thành Phố) nhổ bỏ củ cải để trồng cây ưa lạnh
Hàng loạt cây cổ thụ bị đánh bật gốc, cột điện, cụm loa truyền thanh, cáp viễn thông bị đứt và gẫy đổ nằm trơ ngoài ruộng, ven đường giao thông khiến hệ thống điện, phát thanh tê liệt hoàn toàn, hàng trăm héc - ta cây vụ đông bị dập nát… Hiện các cấp chính quyền và người dân xã Vũ Lạc đang khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão, nhanh chóng khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Chủ tịch UBND xã Vũ Lạc thở dài cho biết, mặc dù trước và trong bão cấp ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo quyết liệt và thực hiện các biện pháp khẩn cấp phòng chống nhưng do cơn bão quá mạnh lại đổ bộ vào ban đêm nên thiệt hại mà nó gây ra là rất nặng nề. Tuy không có thiệt hại về người nhưng bão đã giật bay gần 100 bộ cánh cửa, quật ngã hơn 2.500 cây to, làm đổ 46 cột điện và 25 cụm lao truyền thanh, làm tốc hơn 16.000m2 mái ngói và 8.200m2 mái tôn, đổ 6.571m dậu. Ngoài ra, bão còn làm đổ 4 công trình phụ, 4 nhà dân bị tốc mái hoàn toàn, một số tuyến đường liên thôn bị sạt lở… Tổng thiệt hại mà cơn bão số 8 gây ra cho xã Vũ Lạc ước lên tới 11 tỷ đồng.
Trước khi bão đổ bộ, toàn bộ 500ha lúa mùa đã được người dân thu hoạch xong. Tuy nhiên thiệt hại về sản xuất nông nghiệp vẫn là nặng nề nhất. Khoảng 250ha cây vụ đông đã trồng cơ bản bị xoá sổ hoàn toàn, 40 - 42ha nuôi thả thủy sản bị ngập nước có nơi cách bờ tới nửa mét, 525 con lợn và gần 5.000 con gia cầm đã bị chết rét hoặc chết do tường, mái đè phải, 17 tấn thóc của dân bị ướt và bị bão cuốn trôi (chưa kể 200 tấn thóc nguyên liệu của Công ty TNHH Chương Tho cũng bị bão làm tốc mái che khiến nước tràn vào nhà kho làm ướt thóc).
Đi một vòng qua các cánh đồng trồng cây vụ đông mới thấy thiệt hại thật ghê gớm. Trước khi bão vào, người dân Vũ Lạc đã tận dụng quỹ đất gieo trồng khoảng 250ha cây vụ đông các loại, trong đó 7ha bí xanh đã thấp thó hoa, 6ha ngô đã lên xanh 3 - 4 lá, 5ha đậu tương, 45ha khoai lang. Đặc biệt gần 100ha củ cải- vốn là cây vụ đông thế mạnh của Vũ Lạc, nhiều diện tích chuẩn bị cho thu hoạch đã bị bão làm dập nát, thối củ; gần 100ha khoai tây, đều là giống của Hà Lan và Đức, có chỗ đã lên xanh bị bão xáo sổ hoàn toàn…
Dừng chân bên thửa ruộng của gia đình bà Hoàng Thị Gái (thôn Vân Động Nam), bà Gái ngậm ngùi cho biết, sau khi thu hoạch xong lúa mùa gia đình bà đã trồng 2 sào củ cải, thời vụ thu hoạch chỉ còn tính bằng ngày thế nhưng bao nhiêu công sức, vốn liếng bỏ ra đều bị bão cuốn trôi đi cả, nếu vào vụ trước 2 sào củ cải sẽ cho thu hoạch khoảng 2 tấn củ, trừ chi phí cũng cầm chắc 4 - 5 triệu đồng tiễn lãi, còn nay thì ngay đến tiền vốn cũng không thu được một đồng. Ngay sát nhà bà Gái là ruộng của gia đình anh Đặng Xuân Khoa, năm nay vợ chồng anh trồng 2 sào dưa chuột, tính ra nhà anh đã chi phí khoảng 3 triệu đồng cho diện tích dưa nói trên, những cây lên sớm đã bắt đầu cho thu hoạch, chắc bẩm 2 sào dưa sẽ mang lại cho anh chị khoảng 12 triệu đồng giúp chi phí các khoản học hành cho con cái, thế mà sau 1 đêm đến gốc dưa cũng không còn, chỉ trơ lại hàng cọc đổ rạp trên mặt ruộng…Không riêng gia đình bà Gái, anh Khoa mà hầu hết mỗi hộ dân ở Vũ Lạc đều bị mất vài sào cây vụ đông, hộ trồng nhiều mất tới 7- 8 sào.
Vẫn theo lời ông Tùng, nhiệm vụ trọng tâm lúc này là khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão, sớm khôi phục lại sản xuất và ổn định đời sống dân sinh. Hiện xã đã huy động toàn bộ lực lượng cán bộ, công chức, các đoàn thể chính trị kết hợp với người dân tập trung thu dọn cây đổ đưa tất cả các tuyến đường lưu thông trở lại; giúp đỡ các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ neo đơn sửa chữa lại nhà cửa, công trình phụ; khơi thông dòng chảy, lưu thoát nước để cứu một phần cây vụ đông và diện tích nuôi thả thủy sản. Vận động nhân dân khẩn trương thu dỡ cây vụ đông bị dập nát và chuẩn bị các điều kiện, nhất là giống để khi nước rút, đất khô là bắt tay trồng thay thế các cây vụ đông ưa lạnh, chủ lực là khoai tây và rau các loại.
Tính đến thời điểm ngày 1/ 11, toàn bộ hệ thống giao thông ở Vũ Lạc đã thông suốt trở lại, nước đã cơ bản rút hết. Tuy nhiên cái khó hiện nay là điện vẫn chưa có làm ảnh hưởng đến việc tiêu úng bằng động lực và khôi phục sản xuất - kinh doanh; lượng giống khoai tây trong dân không còn, nếu có mua được ngoài thị trường cũng khó tìm được các giống chất lượng cao của Hà Lan và Đức. Sau bão nhiều công trình công cộng như trường học, đường giao thông bị hư hỏng cần lượng kinh phí rất lớn, khoảng 120- 130 triệu đồng, trong khi ngân sách địa phương rất khó khăn, nếu không được hỗ trợ kịp thời thì việc khôi phục sẽ mất khá lâu thời gian.
Bài, ảnh: Vũ Mạnh
Tin cùng chuyên mục
- Thái Bình - phá thế ốc đảo, tạo liên kết vùng, đột phá phát triển kinh tế - xã hội 21.03.2025 | 08:38 AM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình và việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng ở huyện Đông Hưng
- Phát động tháng công nhân, tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao với nội dung Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với số phiếu tuyệt đối 100%
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh