Biển đảo quê hương “Lộc” của biển
Bình minh trên cánh đồng ngao. Ảnh Quang Viện
Trở về sau mấy ngày lênh đênh, trên gương mặt còn đậm vị mặn mòi của biển, ngư dân Nguyễn Văn Mão (Thị trấn Diêm Ðiền) chia sẻ: “Trước kia chúng tôi đi tàu nhỏ chỉ loanh quanh khai thác gần bờ. Nhưng mấy năm trở lại đây, nguồn lợi hải sản gần bờ cạn dần, mấy anh em đành hùn vốn đóng mới một tàu công suất 400CV vươn khơi xa tăng mẻ lưới, tăng giờ khai thác.
Năm nay, làm ăn cũng khó khăn, giá vật tư đều tăng nên thu nhập cũng chỉ đủ nuôi gia đình nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm bám tàu, bám biển ra khơi vừa để làm kinh tế nhưng cũng đồng thời tham gia bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo”. Chung tâm trạng với anh Mão, ông Nguyễn Xuân Giáp, Bí thư Chi bộ khu 9 (Thị trấn Diêm Ðiền) chia sẻ: “Khu 9 hiện có hơn 100 tàu khai thác hải sản, trong đó 40 tàu công suất lớn từ 300 CV trở lên, 1 đôi tàu khai thác xa bờ. Khai thác hải sản vẫn là nghề chính và mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây, trung bình 1 tàu bảo đảm cuộc sống cho 4 - 5 gia đình. Thị trấn Diêm Ðiền đã thành lập mô hình đội tự quản tàu thuyền trên biển, gần 2 năm qua hoạt động rất hiệu quả, tạo điều kiện để ngư dân đoàn kết hỗ trợ nhau trên biển, tham gia đấu tranh, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển”.
Thái Thụy hiện có 451 phương tiện khai thác thủy hải sản với tổng công suất 32.211 CV, thu hút 1.612 lao động, trong đó tàu xa bờ có công suất trên 90CV là 83 tàu. Thời gian qua, ngư dân đã tích cực đầu tư vốn, cải hoán tàu, mua ngư lưới cụ tăng cường khai thác tầm trung và xa bờ, áp dụng lưới kéo có kích thước mắt lưới thưa, trang bị tời máy thay thế kéo lưới bằng tay để giải phóng sức lao động, tăng hiệu quả đánh bắt. Ðội tàu gần bờ đã bổ sung thêm lưới kéo sứa để tăng thu nhập.
Năm 2013, sản lượng khai thác thủy hải sản của Thái Thụy ước đạt 35.150 tấn, bằng 107,5% so với năm 2012; giá trị thu nhập đạt 382,3 tỷ đồng, tăng 19%. Thu nhập bình quân của người đi biển đạt 84 triệu đồng/người/năm. Thi đua với ngư dân, nông dân các xã ven biển tích cực cải tạo ao đầm, khai thác lợi thế vùng bãi triều mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Nếu như năm 2008, diện tích nuôi hải sản nước mặn (ngao) của Thái Thụy là 169 ha ở xã Thái Ðô thì đến nay diện tích nuôi ngao tăng lên 1.184 ha ở 4 xã ven biển. Tính chung, tổng diện tích nuôi trồng mặn, lợ ven biển toàn huyện đạt 2.621 ha. Tại một số vùng dự án chuyển đổi nuôi trồng thủy sản ở Thụy Xuân, Thụy Trường, Thái Ðô, nông dân đầu tư đa dạng hóa, đưa nhiều đối tượng con nuôi vào nuôi thả như: tôm thẻ chân trắng, cá rô phi, vược, song, lóc bông... cho hiệu quả gấp từ 4 đến 5 lần so với nuôi tôm sú đơn thuần như trước đây. Năm 2013, sản lượng nuôi trồng thủy hải sản của Thái Thụy ước đạt 47.885 tấn, bằng 210% so với năm 2012.
Mặn mòi vị biển. Ảnh Quang Lê
Theo lời ông Phạm Hữu Thoại, Phó Chủ tịch UBND huyện: Cùng với đẩy mạnh phát triển khai thác, nuôi trồng thủy hải sản, thời gian qua Thái Thụy chú trọng phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, lĩnh vực chế biến hải sản, trồng rừng ngập mặn tạo vành đai xanh vững chắc bảo vệ dân cư ven biển; huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng các xã vùng ven biển, quy hoạch các cụm công nghiệp… Trên tuyến biên phòng ven biển, đời sống nhân dân được cải thiện: khoảng 90% hộ gia đình đã có nhà ở kiên cố, 95% gia đình có ti vi, 75% hộ có xe máy; tỷ lệ hộ nghèo giảm, hộ đói không còn, hộ giàu tăng cao. 6 xã, thị trấn ven biển phối hợp tích cực với lực lượng biên phòng làm tốt công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, phát động phong trào quần chúng bảo vệ chủ quyền, an ninh biển; huy động mọi lực lượng tham gia phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, kêu gọi tàu thuyền vào neo đậu tránh bão an toàn.
Một mùa xuân mới lại về trên đất biển. Biển của Thái Thụy nhiều tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức. Dẫu biết vậy, nhưng với người dân nơi đây đã sinh ra và lớn lên từ biển, gắn bó với biển, họ vẫn phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách, càng đoàn kết bám biển để mưu sinh và giữ gìn ngư trường, tài nguyên biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Nguyễn Hình
Tin cùng chuyên mục
- Thái Bình - phá thế ốc đảo, tạo liên kết vùng, đột phá phát triển kinh tế - xã hội 21.03.2025 | 08:38 AM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
Xem tin theo ngày
-
Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử
- Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
- Công an tỉnh Thái Bình giành giải nhất toàn đoàn hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vòng 2 - khu vực II
- Hội đồng chấp hành UNESCO thông qua quyết định khuyến nghị vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn