Hội Nông dân xã Nam Hưng Góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới
Trang trại chăn nuôi theo phương thức công nghiệp của một hộ nông dân xã Nam Hưng (Tiền Hải). Ảnh: Thành Tâm
Trong tổng số 80% gia đình hội viên đăng ký SX-KD giỏi đã đạt được 70% (317 gia đình hội viên). Trong đó có 13,7% đạt danh hiệu cấp tỉnh, 33,6% đạt danh hiệu cấp huyện, 52,7% đạt danh hiệu cấp xã.
Ở vị trí ven sông, ven biển, Nam Hưng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp bởi đất nhiễm phèn, nhiễm mặn. Nơi đây chính là nông trường cói thanh niên những năm thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Khi cơ chế bao cấp không còn, nông trường phải giải thể, đất trồng cói trả về cho xã cải tạo để cấy lúa.
Năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn: suy thoái kinh tế, lạm phát gia tăng, cộng với thời tiết và sâu bệnh bất thuận, nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ với Ban quản trị HTX DVNN, Hội Nông dân Nam Hưng đã tổ chức tập huấn KHKT đến gia đình hội viên và nông dân. Nhờ vậy từ một xã năng suất lúa thấp, nay trở thành địa phương khá về thâm canh, năng suất lúa từng bước vươn lên, hiện đạt 115 tạ/ha/năm; vượt cả 2 chỉ tiêu về năng suất và giá trị. Với đặc điểm một xã có nhiều bờ bãi, sông ngòi, Hội Nông dân Nam Hưng đã làm tốt, với vai trò chủ đạo trong phong trào V.A.C, vận động hội viên tích cực cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng trên diện tích 13ha mang lại thu nhập cao. Nhiều hội viên trồng cây cảnh như ông Dương Đình Phương (xóm 9), ông Vũ Tiến (xóm 7), ông Trần Vường (xóm 6), ông Vũ Ngọc Phương (xóm 8)... thu nhập từ 150 triệu- 500 triệu đồng/năm. Trong phong trào chăn nuôi cũng có bàn tay giúp sức của Hội bằng việc vận động phong trào “không trống chuồng”.
Năm 2011 và 4 tháng đầu năm nay tổng đàn lợn của xã đạt bình quân 26.000 con/năm (trong đó có gần 500 con nái). Mỗi năm xuất bán hàng trăm tấn lợn hơi và hàng ngàn con lợn sữa. Ngoài ra còn có 43.000 con gia cầm, 6.000 con gia súc khác. Nhiều điển hình nuôi gia cầm thu lãi mỗi năm từ 30 – 100 triệu đồng/gia trại như ông Hạ (xóm 2), ông Tư (xóm 6), ông Thương (xóm 5).
Phong trào nuôi trồng, khai thác thuỷ - hải sản cũng được Hội Nông dân Nam Hưng đặc biệt quan tâm. Hội đã phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh hưởng ứng chủ trương của Đảng uỷ, UBND xã phát động hội viên coi việc nuôi trồng, khai thác đánh bắt thuỷ hải sản là hướng phát triển kinh tế quan trọng. 300ha ao, hồ, đầm trong nội đồng và ngoài bãi sông được cải tạo đưa vào nuôi thả, mỗi năm thu về hàng trăm tấn cá, tôm. Nhiều hộ như ông Nghĩa, ông Bồi (xóm 8), ông Thịnh, ông Chiến (xóm 1), ông Chưng (xóm 9) đạt mức thu nhập từ 50 đến 200 triệu đồng/năm. Các ông Đam (xóm 6), ông Cừ (xóm 7), ông Thuật (xóm 8)... đã mạnh dạn đầu tư đấu đầm ven biển nuôi trồng các loại thủy hải sản xuất khẩu, thu nhập một năm trên 100 triệu đồng. Đặc biệt hộ ông Phạm Văn Sắc (xóm 1) đầu tư nuôi ngao, vạng xuất khẩu thu mỗi năm trên 300 triệu đồng. Học tập các điển hình tiên tiến, một số hộ khó khăn về vốn đã phối hợp với các hộ có ngư cụ, phương tiện để khai thác đánh bắt tự nhiên. Toàn xã có gần 300 lao động vừa cấy lúa, vừa khai thác thuỷ hải sản ven sông, ven biển có thu nhập từ 200- 300 nghìn đồng/ngày, góp phần nâng tổng thu nhập toàn xã lên 8 tỷ đồng/ năm.
Nhằm chuyển biến cơ cấu lao động, Hội Nông dân Nam Hưng còn quan tâm phát triển nghề TTCN và TM-DV. Các nghề móc sợi, nghề mộc, sửa chữa... tạo việc làm cho 300 lao động nông nhàn, một số hộ có thu nhập lên tới 200 triệu đồng/năm. Với nỗ lực của Hội Nông dân và các đoàn hội khác, mặc dù trong điều kiện khó khăn nhưng Nam Hưng vẫn đảm bảo an sinh xã hội, nhiều mặt được cải thiện. Toàn xã không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm từ hơn 10% nay còn 9,7%. Trong tổng số 80% gia đình hội viên đăng ký SX-KD giỏi đã đạt được 70% (317 gia đình hội viên). Trong đó có 13,7% đạt danh hiệu cấp tỉnh, 33,6% đạt danh hiệu cấp huyện, 52,7% đạt danh hiệu cấp xã. Tuy không là điểm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, nhưng Nam Hưng đã và đang triển khai tốt chương trình này. Hội Nông dân Nam Hưng đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động hội viên gương mẫu, đi đầu trong công tác dồn điền đổi thửa để tạo vùng sản xuất hàng hoá, đóng góp sức người, sức của xây dựng cơ sở hạ tầng...
Bài học kinh nghiệm mà Hội Nông dân Nam Hưng rút ra là phải làm tốt công tác giáo dục truyền thống cách mạng của giai cấp nông dân... 7.200 lượt hội viên dự thi tìm hiểu về Đảng, về Bác, về Hội Nông dân Việt Nam đã phần nào chứng minh kết quả tuyên truyền giáo dục hội viên của Hội. Công tác tập huấn KHKT mới về chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản được Hội quan tâm hàng vụ, hàng năm (30 lớp với 2.000 lượt hội viên). Các mặt công tác khác như củng cố tổ chức Hội, phát triển hội viên, khen thưởng tôn vinh các điển hình được Hội Nông dân Nam Hưng tổ chức thường xuyên cũng là động lực thúc đẩy phong trào...
Phan Anh
Tin cùng chuyên mục
- Thái Bình - phá thế ốc đảo, tạo liên kết vùng, đột phá phát triển kinh tế - xã hội 21.03.2025 | 08:38 AM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công tiêu biểu tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình và việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng ở huyện Đông Hưng
- Phát động tháng công nhân, tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao với nội dung Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với số phiếu tuyệt đối 100%
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh