Thuyền sậy cổ đại
Thuyền sậy có cấu trúc đơn giản, bao gồm hai lõi hình trụ chính và một lõi phụ ở giữa được liên kết với nhau bằng dây thừng dài tạo thành một khối. Để làm ra những chiếc thuyền sậy độc đáo này, người thợ phải khéo léo từ khâu chọn lựa những cây sậy cho đến việc liên kết chúng lại với nhau để tạo hình thuyền. Trước hết người ta thu hoạch sậy và cắt chúng thành từng đoạn dài bằng nhau, càng dài càng tốt. Thân cây sậy chọn làm thuyền phải còn nguyên, không dập nát và có độ dày đều nhau.
Khi có đủ số thân sậy, người ta bắt đầu tiến hành làm các thân dài hình trụ của thuyền. Thân cây sậy được sắp xếp với nhau sao cho đầu của thân cây này bện chặt vào đầu thân sậy kế tiếp. Sau khi bện xong, hai lõi hình trụ được đặt song song tạo nên thân chính của thuyền. Trên phần đỉnh của từng lõi được bọc bằng một số lớp sậy khác dọc theo thân thuyền và gá tạm vào thân thuyền để gỡ bỏ sau đó. Tiếp đến là làm lõi phụ nhỏ đặt ở giữa hai lõi chính để nối hai lõi này. Người ta dùng dây thừng quấn quanh từ đầu đến cuối để siết chặt các khối lại với nhau cho đến khi hoàn toàn không nhìn thấy lõi phụ ở giữa. Các vòng dây thừng này sẽ được siết chỉnh lại nhiều lần cho đến khi hoàn thiện. Khi kéo thừng, những người thợ làm thuyền dùng những hòn đá để nện vào thân hình trụ cho những cá thể sậy khít chặt vào nhau. Tiếp theo, hai đầu của thân thuyền sẽ được uốn cong và đỡ bằng cái gá hình chữ y ngược. Ở một số nơi, phần đuôi được trang trí hình đầu rồng hoặc đầu những con thú khác. Cuối cùng là bước làm hai cuộn hình trụ nhỏ gắn vào hai bên thuyền. Ngoài ra, người ta có thể trang bị thêm buồm và cột buồm phục vụ cho mục đích ra khơi xa. Buồm có thể dệt bằng sậy hoặc bằng vải, hai cột buồm bằng gỗ và dây thừng để điều chỉnh buồm.
Thuyền sậy từng là một phần không thể thiếu của người dân nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở những khu vực sa mạc. Không ai biết chính xác thời gian và địa điểm ra đời của những chiếc thuyền sậy độc đáo này. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một phần của chiếc thuyền sậy được cho là cổ đại nhất ở Kuwait, ước tính có 7000 năm tuổi. Thế nhưng, thuyền sậy có thể được sử dụng trước đó rất lâu. Minh chứng rõ nét nhất chính là hơn 6.000 bức tranh trên vách đá ở Scandinavia do những người tiền sử khắc trên đá cách đây khoảng 12000 năm. Người ta cũng tìm thấy những bức tranh vẽ thuyền sậy vào năm 4000 TCN ở Wadi Hammamat, Qift, Ai Cập. Những chiếc thuyền sậy cũng được làm từ thời sơ khai của Peru và Bolivia, với thiết kế tương đối giống với thuyền cổ tìm thấy ở đảo Phục Sinh. Loại thuyền sậy, một trong số những “di sản” văn hóa lâu đời nhất được gìn giữ nguyên vẹn cho đến tận ngày nay, vẫn được sử dụng phổ biến ở một số nước như Peru, Bolivia, Ethiopia, và cả Corfu.
Theo daibieunhandan
Tin cùng chuyên mục
- Người xin việc thật thà 13.06.2024 | 08:58 AM
- Bí quyết giàu nhanh của đàn ông 13.06.2024 | 08:48 AM
- Năm Tân Sửu tìm hiểu những loài trâu quý hiếm 15.02.2021 | 08:00 AM
- Tìm vợ 24.03.2020 | 16:05 PM
- Hổ phụ sinh hổ tử 13.01.2020 | 17:42 PM
- Cô giáo mừng vì trò là con một 09.01.2020 | 10:01 AM
- Chàng trai gặp họa vì được tâng bốc 06.01.2020 | 15:28 PM
- Được rồi, để anh lo! 03.01.2020 | 10:40 AM
- Sửa di chúc 3 lần nhờ bác sĩ 01.01.2020 | 09:19 AM
- Một câu chuyện trong ngày mà em thích 31.12.2019 | 10:08 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam