Thành công từ tấm lòng nhân hậu
Anh Dũng truyền dạy nghề cho học trò.
Theo sự chia sẻ của anh Dũng thì anh sinh ra trong gia đình khó khăn và sớm phải học nghề mộc tìm đường để mưu sinh. Sau khi thành nghề, cùng với vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm, anh dành nhiều thời gian đi tìm hiểu thị trường. Nhận thấy nhu cầu đồ thờ cúng ngày càng phát triển anh quyết định lập xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Toàn bộ sản phẩm đều do tự tay anh thiết kế, làm mẫu và hướng dẫn thợ làm. Từ năm 2005, anh Dũng đã nhận trùng tu và làm mới nhiều khu di tích ở huyện Hưng Hà như Bái đường nhà bác học Lê Quý Đôn (thôn Đồng Phú, xã Độc Lập), đền thờ tổ họ Trần Việt Nam (thôn Phương La, xã Thái Phương) và nhiều đình chùa, miếu mạo, các nhà thờ họ khác. Đến nay, Công ty của anh đã sở hữu cơ ngơi trị giá hàng tỷ đồng, doanh thu hàng năm từ 4 - 5 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động với mức thu nhập từ 4 - 7 triệu đồng/người/tháng. Anh còn đầu tư 5 tỷ đồng để xây dựng nơi làm việc và ăn nghỉ khang trang cho người lao động.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, từ năm 2006 anh Dũng đã tổ chức dạy nghề miễn phí và tạo việc cho khoảng 50 lao động, trong đó 2/3 là người khuyết tật. Anh Dũng cho biết: Đặc thù sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ là ngoài công đoạn xẻ gỗ làm bằng máy, còn lại tất cả các công đoạn khác đều phải làm bằng tay mới tạo được độ tinh xảo, sản phẩm làm ra bền, đẹp, được khách hàng ưa chuộng. Vì thế, yêu cầu trong làm việc đối với người bình thường đã khó với người khuyết tật còn khó hơn. Mặt khác, người khuyết tật rất nhạy cảm, chỉ cần một ánh mắt thiếu thân thiện hay một lời nói nặng là họ tự ái, không hợp tác với mình. Vì vậy, khi dạy nghề cho người khuyết tật, anh đã dành cho họ tấm lòng chân thành, gần gũi từ đó truyền dạy nghề cho họ thành công. Với sự giúp đỡ của anh Dũng, nhiều người khuyết tật đã thành nghề và tự lao động kiếm sống như Bùi Đình Đán, Bùi Đình Dần (Quỳnh Phụ), Phan Văn Công (Kiến Xương), Vũ Tiến Vị (Hưng Hà)…
Với đôi bàn tay vàng và với tấm lòng nhân hậu, anh Trần Văn Dũng đã đạt được nhiều phần thưởng cao quý như giải thưởng Lương Định Của và nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh, huyện. Năm 2014, anh là 1 trong 117 nghệ nhân cả nước được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân làng nghề. Đó là nguồn động viên to lớn, là động lực để anh tiếp tục đưa Công ty ngày càng phát triển và giúp đỡ thêm nhiều mảnh đời khó khăn trong cuộc sống.
Ngọc Mai
Tin cùng chuyên mục
- Đưa Hưng Hà trở thành trung tâm kết nối tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh 28.01.2025 | 22:50 PM
- Về nơi thành lập Tỉnh đội Dân quân Thái Bình 09.12.2024 | 10:13 AM
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả