Và mùa gặt lại đến...
Ảnh: minh họa
Xe đã về đến làng. Những cánh đồng bát ngát, những ngôi nhà mái ngói đậm đà chất quê đã hiện ra trước mắt tôi.
Trước cổng, không ai khác chính là bà ngoại của tôi. Chao ôi! Vẫn cái dáng nhỏ bé ấy, vẫn khuôn mặt gầy gò và nụ cười phúc hậu ấy! Vừa xuống xe, tôi chạy mau đến sà vào lòng ngoại. Ngoại vẫn yêu thương, vỗ về tôi như những ngày còn bé. Chiếc sân gạch lại chất đầy những bó lúa vàng ươm và trĩu hạt. Tôi theo ngoại ra đồng chơi. Cả cánh đồng ngập tràn màu vàng ươm bắt mắt cùng với tiếng cười nói của các cô, các bác đang gặt lúa. Nhớ những lần về quê trước, đó cũng vào những mùa gặt như này.
Khi đó tôi thường chạy dọc bờ ruộng, bắt chơi những con muỗm muỗm, nghịch những bông lúa, còn bà vẫn miệt mài làm việc. Tôi thật vô tâm khi vẫn cười nói vui vẻ. Khi đã lớn, tôi nhanh nhảu đòi bế những bó lúa về cho bà nhưng bà cứ nói là bà còn khỏe, còn làm được và cứ nói đùa tôi là khi bà mất bà sẽ nhớ đến tôi. Nhưng tôi hiểu rất rõ, cứ sau một buổi gặt, căn bệnh thấp khớp lại hành hạ bà.
Đêm nào lưng bà cũng đau buốt lên. Vậy mà bà vẫn luôn cố gắng từng đêm ngồi vỗ về cho tôi ngủ ngon. Những lúc đó tôi chỉ muốn bật khóc thật to. Bà ốm mà vẫn giấu để con cháu yên lòng. Làm sao tôi có thể đáp lại tình yêu thương vô bờ bến mà bà đã giành cho tôi được? Năm nay, tôi quyết định sẽ giúp bà chứ không để bà một thân một mình vất vả được.
Về đến nhà, tôi ra giúp bà. Mặc cho bà ngăn, tôi vẫn cắt từng khóm lúa để lên bờ. Những bông lúa như niềm khích lệ tôi giúp bà. Dù bị liềm cứa vào tay, bị dăm lúa nhưng tôi cảm thấy vui, thấy thích thú. Hương lúa quê như quấn quýt tình cảm bà cháu tôi hơn. Giờ tôi mới thấy rõ, mỗi lần gặt xong, những bó lúa trĩu hạt, bà lại nở một nụ cười thật tươi. Đó là thành quả lao động suốt cả năm của bà nên bà rất coi trọng và giữ gìn chúng.
Buổi tối, tôi nằm bên bà, cùng ngắm trăng. Bà trầm nặng nhìn trăng, xoa đầu tôi và cười mãn nguyện: “Cháu bà lớn thật rồi!” Và đêm ấy, tôi lại đi vào giấc ngủ với câu hát ru và nụ cười nhẹ nhàng của bà. Mỗi mùa gặt đến, tôi sẽ không để bà phải vất vả, khó nhọc như vậy nữa. Dù chỉ giúp bà được một chút sức nhỏ nhưng đó là tấm lòng hiếu thảo, chân thành nhất mà tôi có thể giành cho bà: “Bà ơi! Cháu yêu bà nhiều lắm!”.
Hà Thị Thanh Xuân
CLB Phóng viên Nhỏ tỉnh Thái Bình
Tin cùng chuyên mục
- Liên hoan Tiếng hát khăn quàng đỏ 29.05.2025 | 09:29 AM
- Chung kết cuộc thi "Em yêu làn điệu dân ca" học sinh phổ thông tỉnh Thái Bình năm 2025 07.04.2025 | 07:17 AM
- Vun đắp đam mê nghệ thuật truyền thống lứa tuổi học sinh 05.04.2025 | 15:54 PM
- Giáng sinh tràn đầy phúc lạc 26.12.2022 | 08:37 AM
- Viết cho mùa hoa cải 12.12.2022 | 08:58 AM
- Chạm đông 07.11.2022 | 09:00 AM
- Nhạc sĩ quê lúa lan tỏa niềm tin chiến thắng Covid-19 20.09.2021 | 09:13 AM
- Lặng nghe hoa loa kèn 05.04.2021 | 10:28 AM
- Đọc “Gió Thượng Phùng ” 28.12.2020 | 10:14 AM
- Pháo đài đồng bằng 26.10.2020 | 11:25 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam