Loạt ngân hàng được phê duyệt tăng vốn điều lệ
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm gần 6.700 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Cụ thể, ACB sẽ phát hành gần 670 triệu cổ phiếu mới, tương đương tỷ lệ 15% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 15 cổ phiếu). Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng từ 44.667 tỷ đồng lên tối đa 51.367 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm gần 4.249 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). VIB dự kiến phát hành gần 417,1 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 14%) và 7,8 triệu cổ phiếu ESOP (tỷ lệ 0,26%). Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của VIB sẽ tăng từ hơn 29.791 tỷ đồng lên hơn 34.040 tỷ đồng.
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng thông qua phát hành 750 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của NCB sẽ tăng từ 11.780 tỷ đồng lên 19.280 tỷ đồng.
Theo Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu, nhu cầu tăng vốn điều lệ của các ngân hàng hiện nay bắt nguồn từ nhiều yếu tố, bao gồm việc tăng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, mở rộng nguồn vốn dài hạn, đầu tư vào công nghệ hiện đại, đồng thời nâng cao năng lực tài chính để đáp ứng các chuẩn mực an toàn quốc tế.
Vị chuyên gia cũng cho rằng năm 2025 có thể tiếp tục là một năm nhiều biến động đối với ngành ngân hàng khi áp lực từ nợ xấu có khả năng gia tăng. Trong bối cảnh đó, vốn điều lệ đóng vai trò như một "tấm đệm an toàn" giúp các ngân hàng chống chịu rủi ro tốt hơn, đồng thời duy trì khả năng cung ứng vốn ổn định cho khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn kinh tế.
Ngoài 3 ngân hàng trên, nhiều kế hoạch tăng vốn cũng đã được thông qua tại các cuộc họp đại hội cổ đông thường niên và dự kiến sẽ sớm được cơ quan quản lý phê duyệt trong thời gian tới. Trong đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm gần 19.726 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ lên 81.368 tỷ đồng. MB sẽ triển khai kế hoạch qua hai giai đoạn là chào bán cổ phiếu riêng lẻ và phát hành hơn 1,97 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 32%, sử dụng nguồn lợi nhuận chưa phân phối.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã phê duyệt kế hoạch nâng vốn điều lệ lên 26.631 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 8%. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng dự kiến tăng vốn điều lệ thêm khoảng 5.300 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Sau phát hành, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng từ 40.657 tỷ đồng lên gần 45.942 tỷ đồng.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 5.200 tỷ đồng thông qua phát hành 520 triệu cổ phiếu trả cổ tức, đưa vốn điều lệ từ 26.000 tỷ đồng lên 31.200 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) lên kế hoạch phát hành tối đa hơn 132 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 5%, qua đó tăng vốn điều lệ thêm khoảng 1.320,9 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) cũng đặt mục tiêu nâng vốn điều lệ lên 18.000 tỷ đồng bằng cách phát hành cổ phiếu trả cổ tức và cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên, tăng hơn 4.200 tỷ đồng so với hiện tại.
Theo báo cáo tài chính quý I/2025, dẫn đầu toàn ngành về quy mô vốn điều lệ hiện nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với mức vốn đạt 83.557 tỷ đồng. Tiếp ngay sau là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với vốn điều lệ 79.339 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đạt 70.649 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với 70.214 tỷ đồng.
Có thể thấy việc tăng vốn điều lệ ngày càng trở thành yêu cầu thiết yếu đối với các ngân hàng thương mại trong bối cảnh áp lực cạnh tranh và rủi ro hệ thống ngày một gia tăng. Đây không chỉ là yếu tố bắt buộc để tuân thủ quy định pháp luật mà còn là nền tảng giúp ngân hàng củng cố năng lực tài chính, nâng cao khả năng chống chịu và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Theo: vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh: 43 tập thể, cá nhân được biểu dương, khen thưởng 25.03.2025 | 20:04 PM
- Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh tiếp đoàn nghiên cứu của Viện Ngân hàng Phát triển nông nghiệp và nông thôn Ấn Độ 25.02.2025 | 15:42 PM
- Mức giảm trừ gia cảnh nộp thuế phải nâng lên ít nhất 18 triệu đồng/tháng 12.02.2025 | 15:42 PM
- Bổ nhiệm Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh 05.02.2025 | 17:58 PM
- Đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh: Kiểm tra, động viên công tác quyết toán cuối năm tại một số ngân hàng 30.12.2024 | 18:44 PM
- Vũ Thư: Tổng thu ngân sách nhà nước 10 tháng đạt 184% dự toán 11.11.2024 | 17:15 PM
- Cục Thuế tỉnh: Khen thưởng 26 doanh nghiệp có thành tích nộp thuế tiêu biểu 23.10.2024 | 14:58 PM
- Thông báo tuyển dụng 13.09.2024 | 10:36 AM
- Thành phố: Dư nợ cho vay ưu đãi tăng 6,35% 11.07.2024 | 17:11 PM
- Sacombank Thái Bình: Góp sức phát triển kinh tế - xã hội 28.04.2024 | 16:45 PM
Xem tin theo ngày
-
Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội
- Đối thoại với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát