Phát triển kinh tế từ trồng hoa lan
Ông Nguyễn Tiến Khiêm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận xã Quỳnh Hội đến thăm mô hình trồng phong lan của gia đình ông Quây.
Với niềm đam mê hoa lan, năm 2005 ông Quây mua khoảng 50 giỏ lan về treo vừa để thưởng thức vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và thuần khiết của hoa lan vừa làm đẹp cho không gian, khuôn viên của gia đình. Lúc đó, do không có kinh nghiệm, chưa nắm được kỹ thuật chăm sóc nên nhiều giỏ lan bị hỏng khiến ông mất trắng mấy chục triệu đồng. Ðối với người nông dân, số tiền ấy không hề nhỏ nhưng không vì thế mà nản lòng, ông quyết tâm học hỏi, tìm hiểu kiến thức qua sách báo, ti vi, mạng internet. Ðồng thời ông tham gia Hội Phong lan tỉnh Thái Bình đi tham quan, học tập kinh nghiệm từ nhiều mô hình trồng hoa lan có hiệu quả trong và ngoài tỉnh.
Ðược vợ quan tâm, ủng hộ, khi đã nắm vững kiến thức ông quyết định sưu tầm, đầu tư trồng phong lan, mua sắm dụng cụ phục vụ việc ươm trồng, chăm sóc; lấy giống từ Hà Nội, Thái Nguyên, Nam Ðịnh, Hòa Bình, Tuyên Quang và thành phố Thái Bình. Ðến nay, vườn phong lan của gia đình ông có gần 400 giỏ, chủ yếu là lan rừng, lan công nghiệp, với khoảng 70 - 80 loài lan khác nhau như lan Hồ Ðiệp, Phi Ðiệp, Hạc Vĩ… thu hút người dân địa phương và khách thập phương đến mua. Giá trung bình của một chậu lan công nghiệp từ 150.000 - 200.000 đồng, lan rừng đẹp khoảng từ 1 - 4,5 triệu đồng/giỏ. Chia sẻ về kinh nghiệm trồng phong lan, ông Quây cho biết:
Ðối với lan rừng, môi trường ẩm thấp, khi ghép phải để ở nơi mát, giữ độ ẩm vừa phải, khi cây ổn định, quen với môi trường, rễ bắt đầu phát triển (khoảng 1 đến 2 tháng) dùng phân bón vi sinh bón vào gốc cây, hàng ngày tưới nước cung cấp độ ẩm cho lan sinh trưởng. Với những cây phong lan ưa nắng, phải đưa lên cao không để dưới thấp giúp chúng hấp thụ ánh nắng một cách tốt nhất; khi lan đã phát triển ổn định mới chăm bón, nếu chăm bón quá sớm, cây không hấp thụ được dưỡng chất, dẫn đến giảm khả năng sinh trưởng. Ðầu ra của phong lan ổn định, từ đầu năm đến nay ông Quây bán được khoảng 50 triệu tiền lan và vẫn đang tiếp tục sưu tầm nhiều giống lan mới đáp ứng nhu cầu thưởng thức cái đẹp của khách hàng. Ngoài trồng lan, ông còn kết hợp nuôi hàng chục gà Ðông Tảo và hai mươi tổ ong mật để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Phạm Huế
Tin cùng chuyên mục
- Nghị lực người lính Cụ Hồ 10.12.2024 | 10:47 AM
- Ông Chọn say mê làm việc thiện 15.05.2024 | 08:42 AM
- Nghị lực vươn lên của cô gái một chân 24.08.2023 | 09:38 AM
- Người thương binh hơn 30 năm canh giấc ngủ cho đồng đội 20.07.2023 | 09:14 AM
- Những người “làm dâu trăm họ” ngành y 30.06.2023 | 10:09 AM
- Người truyền lửa đam mê phong trào bóng bàn 05.06.2023 | 10:52 AM
- Hai thầy giáo trao trả hơn 10 triệu đồng và 5.000 yên Nhật cho người đánh rơi 08.11.2022 | 02:28 AM
- Nỗ lực vì sức khỏe người dân 25.04.2022 | 15:01 PM
- Thành viên tổ công tác liên ngành chốt kiểm soát dịch Covid-19 nhặt được của rơi trả lại người mất 15.09.2021 | 23:48 PM
- Biến ruộng thành ao, thu tiền tỷ 13.09.2021 | 08:29 AM
Xem tin theo ngày
-
Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
- Công an tỉnh Thái Bình giành giải nhất toàn đoàn hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vòng 2 - khu vực II
- Hội đồng chấp hành UNESCO thông qua quyết định khuyến nghị vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn
- UNESCO phê duyệt khuyến nghị kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn
- Thái Bình giới thiệu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn và các tiềm năng hợp tác tại Pháp
- UBND tỉnh: Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ Pháp tại Việt Nam
- Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Thái Bình quyết tâm hoàn thành xây dựng, sửa chữa 100% công trình nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách trước ngày 20/6
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan