Lão nghệ nhân tâm huyết với nghề truyền thống
Nghệ nhân Nguyễn Văn Ngoan (áo trắng) truyền nghề cho lớp thợ kế cận.
Làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm (Kiến Xương) có bề dày lịch sử gần 600 năm. Trải qua bao thăng trầm, làng nghề vẫn phát triển không ngừng, nay đã trở thành một vùng nghề rộng lớn với hàng trăm cơ sở sản xuất, thu hút hơn 3.000 lao động, doanh thu hàng năm chiếm 70% tổng giá trị sản xuất của địa phương. Có được sự phát triển như ngày hôm nay phải kể đến những nghệ nhân tâm huyết đã gắn bó, lưu giữ và phát triển nghề nghiệp của cha ông. Một trong số đó là nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Ngoan, sinh năm 1933 (thôn Thượng Gia, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương), người đã có gần 70 năm gắn bó với nghề chạm bạc.
Mặc dù tuổi đã cao song ngày ngày ông vẫn lăn lộn trên những con đường, từng xóm nhỏ, đến thăm các cơ sở sản xuất của người dân để hướng dẫn, truyền nghề cho lớp thợ kế cận. Nhìn đôi bàn tay gầy guộc cầm búa, cầm ve chỉ dạy anh chị em kỹ thuật chạm tỉa chi tiết, đường nét trên từng sản phẩm, tôi cảm nhận được sự tâm huyết với nghề trong ông. Dường như ông muốn đem hết những gì tinh túy nhất của nghề chạm bạc để truyền lại cho thế hệ kế cận.
Ông Ngoan sinh ra trong một gia đình có nhiều đời làm nghề chạm bạc, đến thế hệ ông và các con là đời thứ 5 nối tiếp nghề của tổ tiên. Lúc còn nhỏ ông được cha và chú dạy làm nghề. Ðến khi trưởng thành ông tham gia vào Hợp tác xã chạm bạc xuất khẩu Ðồng Xâm. Những tháng ngày làm việc tại đây ông luôn cố gắng làm việc, rèn dũa tay nghề để trở thành thợ giỏi. Sau thời kỳ đất nước đổi mới, Hợp tác xã giải thể, ông Ngoan về mở xưởng sản xuất tại nhà. Trong cuộc đời làm nghề, không biết bao nhiêu sản phẩm do bàn tay ông làm ra, nhiều sản phẩm đã làm nên tên tuổi của ông như bộ “khay cốc rượu mùi’’ đã giúp ông đạt giải “Bàn tay vàng” tại cuộc thi do Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam tổ chức. Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội ông cùng với 4 người thợ chế tác bức tranh bằng chất liệu đồng đỏ với đề tài “Ðoan môn Hoàng Thăng Long và minh họa Lý Công Uẩn dời đô” dài 2,8m, rộng 1,8m, thể hiện được tất cả những nét tinh hoa của làng nghề. Bức tranh hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội.
Ngoài thời gian sản xuất tại gia đình, ông còn tham gia sinh hoạt Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt
Mai Trang
Tin cùng chuyên mục
- Nghị lực người lính Cụ Hồ 10.12.2024 | 10:47 AM
- Ông Chọn say mê làm việc thiện 15.05.2024 | 08:42 AM
- Nghị lực vươn lên của cô gái một chân 24.08.2023 | 09:38 AM
- Người thương binh hơn 30 năm canh giấc ngủ cho đồng đội 20.07.2023 | 09:14 AM
- Những người “làm dâu trăm họ” ngành y 30.06.2023 | 10:09 AM
- Người truyền lửa đam mê phong trào bóng bàn 05.06.2023 | 10:52 AM
- Hai thầy giáo trao trả hơn 10 triệu đồng và 5.000 yên Nhật cho người đánh rơi 08.11.2022 | 02:28 AM
- Nỗ lực vì sức khỏe người dân 25.04.2022 | 15:01 PM
- Thành viên tổ công tác liên ngành chốt kiểm soát dịch Covid-19 nhặt được của rơi trả lại người mất 15.09.2021 | 23:48 PM
- Biến ruộng thành ao, thu tiền tỷ 13.09.2021 | 08:29 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam