Những loại rau ở Miền Tây vô cùng lạ tai nhưng đem làm món ăn lại rất hấp dẫn
Năn bộp
Năn bộp có cọng hình trụ, to bằng chiếc đũa, thân rỗng, suôn dài, có thể cao tới 1m, bên trong có từng vách ngăn xốp, thoạt nhìn như cọng hành. Bên ngoài gốc năn bộp phủ một màu vàng nâu vì nhiễm phèn, khi lột bỏ phần ngoài hiện ra phần nõn bên trong màu trắng ngà bắt mắt.

Ảnh: Đặc sản miền sông nước
Đọt, chồi và củ năn đều có thể chế biến thành món ăn. Loại rau này thường chấm với nước trong nồi thịt kho, cá kho, hay mắm kho, hoặc ăn kèm với cá rô đồng rán giòn, cá lóc nướng trui hoặc cá trê nướng dầm nước mắm gừng.
Đọt choại
Rau choại, rau chạy, đọt chạy là những cái tên thường dùng để gọi rau đọt choại, thuộc thân dây leo họ dương xỉ. Loại này sống được ở cả vùng trũng hay đất nhiễm phèn nhờ bộ rễ có khả năng hút nước mạnh, thường leo trên thân tràm và mọc nhiều vào mùa mưa.

Ảnh: Bếp nhà
Đọt choại có thân mảnh, đọt non uốn cong như cuốn chiếu, thân bò tới đâu thì bám rễ tới đó. Vị của rau thiên đắng, nhai kĩ sẽ thấy hậu ngọt ngọt đặc trưng.
Đem đọt choại chế biến món ăn thì có hương vị không lẫn được. Người dân thường hái đọt choại non về xào hoặc luộc chấm cá kho, mắm chưng, hoặc ăn kèm với lẩu cá, cũng có thể đem trộn nước mắm giấm tỏi ớt để làm gỏi khai vị.
Bồn bồn
Dưa bồn bồn thuộc họ lau sậy, còn có tên gọi khác là “thủy hương” (tức cây nhang nước). Bồn bồn mọc nhiều tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, mà nhiều nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau, thường được thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11 hằng năm vào mùa nước nổi.

Ảnh: ivivu
Bồn bồn thực chất là một cây dại mọc hoang nhưng được người dân vớt về làm các món ăn và dần dần nó trở thành đặc sản. Người miền Tây thường xào rau với tôm hoặc nấu canh lươn đều rất đưa cơm. Dưa bồn bồn có thể chế biến ra nhiều món ăn thơm ngon gây hấp dẫn thực khách như: bồn bồn muối chua, bồn bồn xào tép, bồn bồn ăn sống, bồn bồn trộn gỏi…
Rau trai
Rau trai còn có tên là cỏ lài trắng, thuộc họ thài lài, mọc nhiều trong ruộng vườn, nơi có đất ẩm. Thân rau phân nhánh thường ngả xuống, lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc dài 2-10 cm, rộng 1-2 cm, không cuống.

Ảnh: Nghề nông
Rau trai có phần thân và lá non có thể đem chế biến thành món ăn. Người miền Tây thường đem rau trai nấu canh tôm, canh cua hoặc xào với tép rất ngon.
Theo vtc.vn
Tin cùng chuyên mục
- Giải nhiệt ngày hè với những món chè thanh mát 07.05.2025 | 15:15 PM
- Cách làm thịt bò sốt tiêu đen thơm ngon, mềm mọng 17.05.2024 | 13:01 PM
- Việt Nam xác lập 6 Kỷ lục thế giới mới về ẩm thực, đặc sản 26.08.2022 | 11:19 AM
- Làm nama chocolate cho lễ tình nhân 10.02.2022 | 08:43 AM
- Cách làm làm bánh hình than tổ ong lạ mắt 19.07.2021 | 09:46 AM
- Cách làm món salad miến cá hồi đậm đà cho bữa trưa 17.07.2021 | 09:22 AM
- 3 công thức đơn giản làm kem cuộn tại nhà 16.07.2021 | 09:58 AM
- Mì xào giòn sốt xì dầu cho bữa sáng 15.07.2021 | 09:29 AM
- Món bánh ngọt làm khó cả đầu bếp chuyên nghiệp 15.07.2021 | 09:30 AM
- Cách bảo quản rau củ tươi lâu và những mẹo nấu ăn hữu ích 14.07.2021 | 08:16 AM
Xem tin theo ngày
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thái Bình viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị